Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nước ta phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trong toàn quốc đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM). Theo bộ tiêu chí quốc gia gồm 19 tiêu chí về xây dựng NTM thì quy hoạch chiếm vị trí hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, đa số các vùng nông thôn trên cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đều trong tình trạng thiếu quy hoạch. Điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình xây dựng NTM mà còn làm ảnh hưởng tới việc bảo tồn không gian văn hóa của các làng quê Việt Nam.
Nhiều xã “trắng” quy hoạch
Sau 3 năm thí điểm triển khaixây dựng NTM, nhiều địa phương trong cả nước nói chung, Hà Nội nóiriêng đều nhìn nhận, vấn đề khó nhất hiện nay là làm thế nào để có mộtbản quy hoạch xây dựng và phát triển NTM một cách đồng bộ và toàn diện. Trong đó tập trung vào tiêu chí “3 trong 1”, gồm: quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất. Thực tế triển khaicho thấy, do năng lực hạn chế, nhiều địa phương đã thuê các đơn vị tưvấn thiết kế quy hoạch, nên hầu hết các đồ án quy hoạch mới chỉ dừng ởviệc quy hoạch hạ tầng, còn vấn đề xây dựng chiến lược phát triển sản xuất của từng xã vẫn rất mơ hồ.
Chẳnghạn tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, theo đề án xây dựng NTM mà UBNDTP. Hà Nội đã phê duyệt, lãnh đạo xã sẽ đầu tư cho các hạng mục, như:làm điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa và các dự án rau an toàn,cây ăn quả, trồng hoa… Thế nhưng hiện tại, ở xã Thụy Hương mới chỉ dừnglại ở xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, chưa có dự án sản xuất cụthể để giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Bà NguyễnThị Duyên, xã Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: “Tôi đang chờ chínhsách dồn điền đổi thửa của TP xem thế nào để gia đình tôi bắt tay vàosản xuất. Hiện tại, máy móc đã có, nước cũng có, nhưng hệ thống kênhmương chưa đáp ứng được yêu cầu, trồng cây gì cũng không đảm bảo, hiệuquả thu lại sẽ rất kém”.
Còn hộ gia đình ông Trần Huy Đa, thônLương Sơn, Đông Sơn, Chương Mỹ, HN đang nuôi 20 con lợn trong tìnhtrạng thấp thỏm đợi chờ phương án quy hoạch vùng sản xuất, chăn nuôi.Theo quy hoạch NTM mà xã Đông Sơn đề ra từ năm 2010, tới đây gia đìnhông sẽ phải chuyển ra xa khu dân cư để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, chuyển ra đâu, diện tích mỗi hộ thế nào thì đến nay vẫn chưa được bàn đến.
Theo các chuyên gia thì nhiều làng xóm từ miền xuôi đến miền ngược đều đangtrong thực trạng thiếu quy hoạch, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộcsống của người dân mà còn ảnh hưởng đến việc bảo tồn không gian văn hóacủa các làng quê Việt Nam. Ông Vũ Đình Định, Phó Chủ tịch UBND xã CựKhê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, Cự Đà là một làng cổ giàu tiềmnăng văn hóa, du lịch và kinh tế của Thủ đô. Trong làng hiện có hơn 50ngôi nhà cổ, nhiều ngôi nhà có hơn 200 năm tuổi; 25 căn nhà biệt thựđược xây dựng từ đầu thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp kết hợp với kiếntrúc phương Đông độc đáo. Ngoài ra, Cự Đà còn có hệ thống đình, chùa,miếu cổ kính hằng trăm năm tuổi. Tuy vậy, những ngôi nhà cổ ở đây đangđứng trước nguy cơ bị phá dỡ và biến dạng bởi sự thiếu quy hoạch và bảotồn. Bằng chứng là cách đây 30 năm, làng Cự Đà có trên 100 ngôi nhà cổthì nay chỉ còn giữ lại được 50 nhà.
Không riêng Cự Đà, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ - địa phương được chọn vào danh sách 11 xã trên cả nước triển khaithí điểm mô hình NTM, vấn đề quy hoạch nông thôn cũng chỉ mới được đềra. Thậm chí, ngay ở các xã có quy hoạch, cũng chủ yếu tập trung vàoquy hoạch trung tâm xã, số lượng các điểm dân cư nông thôn tập trung cóquy hoạch còn thấp; chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng nhìn chung cònyếu, tính khả thi chưa cao; các động lực phát triển nông thôn được xác định không đầy đủ, không thu hút được nguồn lực đầu tư phát triển.
Xây dựng NTM, quy hoạch phải đi trước
Quyhoạch, kiến trúc nông thôn đang đứng trước những vấn đề cấp thiết về môhình, quy hoạch, thiết kế, kiến trúc, cảnh quan, môi trường, các chỉtiêu về sử dụng đất, tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xãhội... để phù hợp với hiện trạng, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xãhội và phong tục tập quán của các vùng, miền. Đây đang là những đòi hỏicấp bách của NTM trong công cuộc CNH và HĐH đất nước.
Nguyênnhân lớn nhất khiến nhiều địa phương còn gặp lúng túng trong quy hoạchlà do chưa có đội ngũ cán bộ quy hoạch chuyên nghiệp ở cấp cơ sở. Trongkhi đó, do quy hoạch được xác định phải đi trước một bước, nên nhiều xãđã đổ xô đi thuê đội ngũ tư vấn thiết kế. Điều này, dẫn đến tình trạngquy hoạch một cách rập khuôn và máy móc.
Trong quy hoạch NTM, khó nhất vẫn là vấn đề quy hoạch phát triển sảnxuất. Trên thực tế, quy hoạch chiến lược kinh tế không chỉ đơn thuần làviệc nuôi con gì, trồng cây gì, ở đâu? Theo TS. Vũ Trọng Bình, Phó Việntrưởng Viện Chính sách – Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: “Các cấp xã phải xác định được chiến lược phát triển kinh tế sao cho phù hợp với cấp của mình. Tuy nhiên, để làm được điều đó phải có một chiến lược phát triển kinh tế chung, tổng thể của cấp vùng hoặc cấp tỉnh, như thế cấp xã mới có cơ sở để đưa ra phương án quy hoạch tại địa phương”.
Bên cạnh đó, quy hoạch nông thôn cần phải theo những tiêu chí riêng, phùhợp với đặc thù của từng địa phương. Ví dụ như quy hoạch các xã có làng nghề phải có khu vực sản xuất làng nghề, khu giao dịch quảng bá, giớithiệu sản phẩm, kho tập kết hàng hóa, bãi phế liệu, hệ thống cấp điện,cấp thoát nước và xử lý chất thải sau sản xuất... Đối với xã có di tíchlịch sử, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch, cần chú trọng bảo tồn khu ditích lịch sử, kiến trúc cảnh quan gắn với không gian cây xanh, hồ nước,vùng bảo vệ di tích lịch sử, kiến trúc cảnh quan, đồng thời nghiên cứu khu vực dịch vụ phục vụ khách...
Quy hoạch nông thôn sẽ góp phần hạn chế và giảm thiểu các quy hoạch chắp vá, tùy tiện, giữ gìn và phát huycác không gian kiến trúc truyền thống vốn có của nông thôn Việt Nam,đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về NTM trong thời kỳ CNH, HĐH.Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết của Đảng về “tam nông”, phấn đấu đếnnăm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí NTM thì vấn đề quy hoạch nông thônđang rất cần được quan tâm.
Sưu tầm: Nguyễn Minh Tiến
Nguồn: baodantoc.vn