Với thiết kế này, hiệu suất điện sản ra gấp 6 lần so với thiết kế truyền thống.
Tuabin hình phễu Sheerwind Invelox
Các nhà khoa học năng lượng ở Mỹ đã thử nghiệm một phương thức phát điện bằng gió mới, thông qua một turbine hình phễu gọi là Sheerwind Invelox.
Theo thiết kế này, hiệu suất điện sản ra gấp 6 lần so với thiết kế truyền thống.
Turbine này hướng gió từ phễu lớn thu nhỏ dần. Nhờ cấu trúc ống gió thắt đột ngột, tạo ra một "hiệu ứng phản lực”. Kỹ thuật này tạo ra động năng, được gọi là hiệu ứng Venturi, làm tăng vận tốc của gió, khiến cho hiệu quả quay, phát điện tăng cao.
Turbine có thể làm việc khi gió chỉ có tốc độ thấp khoảng 3,2km/h. Qua tính toán, Sheerwind Invelox tạo ra năng lượng điện hơn cao hơn hẳn so với hệ thống turbine gió kiểu cánh quạt, chi phí bảo trì thấp.
Hệ thống phễu của Sheerwind Invelox có khả năng mở rộng để tăng công suất hơn nữa. Chiều cao của “bẫy” gió này chỉ bằng 50% so với tháp cánh quạt thông thường. Máy phát điện cũng nhỏ hơn. Khi lắp đặt không phải đưa cụm máy quá nặng lên cao.
Công ty chế tạo cho biết, Sheerwind Invelox có thể cạnh tranh với khí đốt tự nhiên và thủy điện, bởi vì nó chi phí ít hơn 1 cent USD/kW/h.
Theo chinhphu.vn