Cập nhật: 22/03/2014 13:54:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Nguyên nhân là do đúng tháng chính vụ, nguồn cung đường dồi dào cả về số lượng và chủng loại nhưng lượng tiêu thụ lại giảm.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tính đến giữa tháng 2, các nhà máy đường sản xuất được hơn 900.000 tấn, lượng đường tồn kho là hơn 400.000 tấn.

Đến giữa tháng 3 con số này là hơn 500.000 tấn. Nguyên nhân là do đúng tháng chính vụ, nguồn cung đường dồi dào cả về số lượng và chủng loại nhưng lượng tiêu thụ lại giảm.

Cùng với đó, giá đường lậu bán tại các cửa khẩu biên giới phía Nam chỉ hơn 11.000 đồng/kg nhưng giá bán tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh là hơn 12.000 đồng/kg. Điều này tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước, dẫn đến lượng đường tồn kho tăng cao.

Vấn nạn đường lậu với các phương thức thủ đoạn tinh vi diễn ra từ nhiều năm nay vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng. Để hạn chế tình trạng này, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho rằng: Song song với việc phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân, chúng ta cần kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo ông Đỗ Thanh Lam, phương thức thủ đoạn của các đối tượng làm ăn phi pháp rất tinh vi, liên tục thay đổi, trong khi lực lượng của chúng ta có hạn.

“Chính vì vậy, chúng ta cần làm tốt công tác điều tra trinh sát, dự báo được tình hình, đặc biệt làm rõ được phương thức thủ đoạn, trong đó có các thủ đoạn mới mà các đối tượng làm ăn phi pháp sử dụng. Trên cơ sở đó tổng kết thành các quy luật để từ đó có chính sách kiểm tra xử lý phù hợp”, ông Đỗ Thanh Lam nhấn mạnh./.

Theo Chung Thủy/VOV.VN

Tệp đính kèm