Cập nhật: 15/09/2014 15:04:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Vào hồi 7h30 ngày 15 tháng 9 năm 2014, Ban chỉ huy PCLB tỉnh có công điện khẩn số 06/CĐ – BCĐ – PCLB gửi:

- Ban chỉ huy PCLB & TKCN: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC tỉnh, các sở, ban, ngành

- Ban chỉ huy PCLB & TKCN: các huyện, thành phố thị xã

- Chi cục Thủy lợi

- Các công ty: TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn, Tam Đảo, Phúc Yên,Lập Thạch.

Toàn văn công điện như sau: 

Đường đi của bão số 3 (ảnh vov.vn)

Bão số 3 có tên quốc tế là Kalmaegi, đây là cơn bão có tốc độ di chuyển rất nhanh khi vào biển Đông, diễn biến của bão rất phức tạp. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Vĩnh Phúc do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra đợt mưa kéo dài từ 2 đến 3 ngày tới với lượng mưa được dự báo từ 100mm đến 200mm, có nơi trên 200mm. Mưa lớn sẽ làm mực nước trên các triền sông tăng nhanh, có khả năng xuất hiện lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở miền núi và lũ trên các triền sông địa bàn tỉnh.

Để chủ động đối phó với bão số 3, quán triệt công điện số 21/CĐ-TW hồi 16 giờ 00 ngày 14/9/2014 của Ban chỉ đạo PCLB TW về đối phó với bão số 03, Ban chỉ huy PCLB tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau:

1. Chủ tịch – Trưởng Ban chỉ huy PCLB và TKCN các huyện, thành phố, thị xã:

1.1. Đình hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Triển khai các phương án PCLB; phương án phòng tránh lũ quét; phương án trọng điểm CLB đê hữu huyện Lập Thạch đã được phê duyệt. Tổ chức trực ban đảm bảo 24h/24h duy trì quân số theo qui định. Triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị theo kế hoạch PCLB đã được phê duyệt đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống bão đạt hiệu quả. Với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng” chỉ đạo, đôn đốc nhân dân khẩn trương thu hoạch lúa mùa đã chín nhất là những vùng thấp trũng dễ ngập úng tránh xảy ra thiệt hại;

1.2. Tăng cường công tác kiểm tra đê, kè, cống, hồ đập… nhất là hệ thống các hồ chứa thuộc địa bàn quản lý, phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu mọi hư hỏng xảy ra. Kiểm tra, rà soát quy trình vận hành an toàn hồ chứa, việc vận hành điều tiết tại các hồ tuân thủ theo quy trình đã được phê duyệt. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB và TKCN các hồ chứa đề xuất việc xả đệm, xả lũ kịp thời khi mưa lớn xuất hiện, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, tránh úng ngập cho vùng hạ du đập. Tổ chức tháp dỡ ngay các vật cản (đăng, đó, bèo…) trên các trục tiêu, sông tiêu thuộc địa bàn quản lý để tiêu thoát nước nhanh nhất.

1.3. Chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở, các ngành liên quan kiểm tra, rà soát chặt chẽ các khu vực dân cư sinh sống ven sông suối, khu vực thấp, trũng, vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Chỉ đạo sơ tán dân ra khỏi vũng thấp trũng, ven sông, suối,… Triển khai các phương án chống ngập úng ở các vùng thấp trũng, ngập lụt ở đô thị, nhất là kiểm tra và cử người canh gác chặt chẽ tại hệ thống các hố ga thoát nước thành phố đang thi công dở dang. Triển khai ngay việc chằng chống nhà cửa, kho tàng, bệnh viện, trường học, hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin viễn thông, bảo vệ các khu chăn nuôi gia súc gia cầm…, nhằm đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, thiết bị, vật tư, kho tàng và các công trình an ninh quốc gia. Sẵn sàng triển khai thực hiện kế hoạch, phương án di dời, sơ tán nhân dân thuộc các huyện, thị miền núi ra khỏi vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất theo kế hoạch đã phê duyệt;

1.4. Triển khai phương án lập các chốt canh gác tại các ngầm qua suối, tuyến đường thường xuyên bị ngập khi lũ xuất hiện, khi thực hiện xả lũ tại các hồ chứa. Có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở và nhân dân biết về tình hình bão, mưa lũ, tình hình xả lũ; tuyên truyền vận động nhân dân không vớt củi trên sông khi lũ về để đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân.

1.5. Tính toán nhu cầu về lực lượng cứu hộ, cứu nạn cần thiết, để Ban chỉ huy PCLB và Ban chỉ huy TKCN tỉnh chủ động huy động lực lượng được kịp thời.

2. Các Công ty TNHH Thủy lợi một thành viên: Liễn Sơn, Tam Đảo, Lập Thạch, Phúc Yên:

2.1. Tại các hồ chứa:

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h đảm bảo quân số theo quy định, theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 03. Triển khai thực hiện kế hoạch phương án PCLB trọng điểm tại các hồ chứa đã được phê duyệt: tính toán việ tích trữ nước hợp lý và lưu lượng xả đệm cần thiết trước khi xuất hiện mưa lũ, nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho các hồ chứa nhất là hệ thống hồ chưa vừa và nhỏ;

2.2 Tại các trạm bơm tiêu nước:

- Tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống trạm bơm tiêu úng, sửa chữa thay thế kịp thời những thiết bị phụ tùng hư hỏng để có thể vận hành được ngay đảm bảo 24h/24h, tranh tình trạng không vận hành được khi cần thiết.

- Chủ động tiêu nước đệm tại các trục tiêu, luồng tiêu thuộc lưu vực tiêu khi mực nước sông Cầu còn có thể tiêu thoát trước khi mưa lũ xuất hiện, nhằm bảo vệ lúa mùa đang thời kỳ chín rộ, diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là các trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh,… tổ chức thường trực nghiêm túc 24h/24h đảm bảo quân số quy định.

2.3 Tại các điều tiết trên các sông tiêu, trục tiêU:

- Linh hoạt vận hành hệ thống điều tiết trên các sông tiêu, trục tiêu nhất là điều tiết tại Km 0 xã An Hòa, huyện Tam Dương, tránh việc điều tiết không theo quy trình dần đến úng ngập lớn khi xuất hiện mưa lu.

- Tổ chức thường trực nghiêm túc 24h/24h. đảm bảo quân số tại các tiều tiết chính (điều tiết Km0, xã An Hòa, huyện Tam Dương).

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tăng cường kiểm tra công tác triển khai thực hiện kế hoạch PCLB của các huyện, thành phố, thị xã, các công ty TNHH một thành việ Thủy lợ về biện pháp phòng chống, đối phó với cơn bão số 03 và chuẩn bị phương án khắc phục hậu quản thiên tai do bão gây ra; là đầu mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác PCLB&TKCN; cập nhật tình hình khí tượng, thủy văn, tình hình về hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình PCLB khác, tình hình thiên tai, chủ động ban hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, của Ban chỉ huy PCLB tỉnh và truyền đạt đầy đủ kịp thời, chính xác đến các cấp, các ngành về diễn biến của bão 03 để chủ động đối phó;

- Phối hợp với các Công ty TNHH thủy lợi thống nhất đề xuất cụ thể việc xả lũ, xả đệm tại các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và chống ngập úng cho hạ du;

- Kiểm tra, rà soát, chuẩn bị đầy đủ vật tư PCLB, con giống,…, đảm bảo theo kế hoạch giao để sẵn sàng đối phó với cơn bão số 03; khôi phục và phục hồi sản xuất, ổn định đời sống người dân khi bão lũ đi qua.

4. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh:

Cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời (theo yêu cầu của BCH-CLB tỉnh), chính xác về chế độ khí tượng, thủy văn trên địa bàn cũng như toàn khu vực liên quan để chủ động đối phó cơn bão số 03 về Văn phòng thường trực CLB tỉnh.

Cung cấp kịp thời diễn biến bão số 3 về Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh để đưa tin.

5. Điện lực Vĩnh Phúc:

- Triển khai kiểm tra hệ thống an toàn điện và phương án khắc phục kịp thời các sự cố về điện, ưu tiên cấp điện cho các khu vực trọng điểm CLB, nhất là tại các trạm bơm tiêu úng;

- Có phương án cấp điện dã chiến cho những nơi xảy ra sự cố về đê, kè, cống, nhất là tại các hồ chứa.

6. Sở Giao thông vận tải:

Đảm bảo giao thông được thông suốt trong mọi tình huống; huy động phương tiện vận tải cho công tác hộ đê, đập và sơ tán nhân dân trong vùng ngập lụt khi cần thiết; bố trí lực lượng, phương tiện tại các tuyến đường miền núi có khả năng xảy ra sạt lở đất, tuyến ngầm tràn để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ khi xảy ra sự cố; chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở lập các chốt tại các tại tuyến đường tràn, ngầm bị ngập, các hố ga thoát nước thành phố đang bị sự cố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và cảnh báo cho nhân dân biết những tuyến đường ngầm, tràn,…, bị ngập để đảm bảo an toàn tính mạng cho dân; phối hợp với Công an tỉnh phân luồng giao thông khi giao thông bị ngạp úng chia cắt.

7. Công an tỉnh:

- Triển khai kế hoạch CLB&TKCN, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, nhất là những vùng xảy ra mưa lụt, sạt lở đất và tại hệ thống hồ đập,…;

- Lập phương án bảo vệ an toàn giao thông, phân luồng giao thông đảm bảo cho giao thông được thông suốt trong mọi tình huống;

- Triển khai kế hoạch chống khủng bố, đảm bảo an toàn hệ thống hồ đập trên địa bàn.

8. Bộ chỉ huy quan sự tỉnh và Cảnh sát phòng cháy chữa cháy:

 Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị quân đội và lực lượng CSPCCC khi có yêu cầu.

9. Sở Lao động và Thương binh xã hội:

- Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị trên địa bàn theo kế hoạch đã hợp đồng;

- Triển khai kế hoạch cứu đói, ổn định đời sống nhân dân trong và sau khi lũ đi qua.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Triển khai kế hoạch PCLB, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế sẵn sàng phương án xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhất là nguồn nước sinh hoạt của nhân dân khi xảy ra lũ lụt.

11. Sở Y tế:

 Triển khai kế hoạch PCLB đảm bảo đội ngũ Y, Bác Sỹ và cở số thuốc để dập dịch kịp thời khi dịch bệnh bùng phát. Chủ động phối hợp Sở Tài nguyên& MT triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường trước và sau bão, lũ.

12. Đài Phát thanh & Truyền hình và Báo Vĩnh Phúc 

Đài phát thanh, truyền hình và Báo Vĩnh Phúc phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB tỉnh, chuyển tải kịp thời những văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; nhất là công tác chỉ đạo thực tế hiện trường của các dồng chí lãnh đạo tỉnh về triển khai công tác PCLB&TKCN, khắc phục hậu quả thiên tai bão, lũ. Cập nhật, đưa tin kịp thời trên làn sóng truyền hình tỉnh và Báo Vĩnh Phúc về những diễn biến thiên tai bão, lũ,… nhất là những chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong tình thế khẩn cấp của công tác đối phó và khắc phục hậy quả thiên tại khi xảy ra.

Ưu tiên phát sóng ngay từ đầu Chương trình thời sự về những Chỉ thị, Công điện khẩn, bản tin về bão lũ và những chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo tỉnh đối phó với thiên tai bão, lũ. Tăng thời lượng phát sóng về những thông tin mang tính thời sự cấp bách, khẩn cấp trong công tác chỉ đạo PCLB, khắc phục hậu quả thiên tai.

13.Thanh tra tỉnh: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đối phó với bão số 03 của các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

14. Các thành viên BCH-PCLB&TKCN tỉnh: Theo nhiệm vụ được phân công phải trực tiếp tăng cường kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình hình thực hiện công tác PCLB, thường xuyên báo cáo Trưởng Ban để có chỉ đạo kịp thời.

15. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Chủ động triển khai phương án PCLB&TKCN của đơn vị mình đã được phê duyệt.

16. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu kịp thời trong mọi tình huống. Tổ chức trực ban tại Văn phòng thường trực CLB và tại các trọng điểm CLB nghiêm túc 24/24 giờ, tổng hợp, báo cáo kịp thời mọi diễn biến về Ban chỉ huy PCLB tỉnh theo số điện thoại: 3.862.518, Fax: 3.861.721, mail: pclbvp@gmail.com

 

                                              Trưởng ban 

                                              Chủ tịch UBND tỉnh

 Phùng Quang Hùng

(đã ký)

Tệp đính kèm