Các nhà khoa học đã tạo ra "dạ dày mini" đầu tiên trên thế giới, có thể giúp ích cho nghiên cứu bệnh ung thư, viêm loét dạ dày và tiểu đường.
"Dạ dày mini" này thực chất là các mô bao gồm nhiều chồi tế bào là "phiên bản thu nhỏ của dạ dày".Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học phải xác định các biến đổi hóa học trong suốt quá trình phát triển phôi khi các tế bào gốc đa năng biến đổi thành một loại tế bào đặc biệt cấu tạo nên dạ dày.Sau đó, các nhà khoa học tái tạo các tế bào gốc đa năng để giúp các tế bào này phát triển thành các tế bào nội bì cấu tạo nên các ống hô hấp và các ống dạ dày. Các tế bào nội bì sau khi được tác động hóa sinh trở thành các tế bào hang nơi tiết ra các dịch nhày và hoóc môn dạ dày.
Các thử nghiệm ban đầu trên chuột cho thấy chúng có thể được dùng làm "miếng vá" các lỗ hổng do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra. Chúng cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc làm thế nào để kích thích các tế bào gốc trở thành cấu trúc 3D.Các nhà khoa học nói “dạ dày mini” cũng tạo điều kiện để nghiên cứu các căn bệnh như ung thư, tiểu đường và béo phì, từ đó giúp tìm ra loại thuốc mới để điều trị bệnh.Tuy nhiên, giải pháp này không phải là tối ưu với dạ dày do cấu trúc và sinh học của dạ dày người rất khác dạ dày động vật.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học "Tự nhiên" (Nature) của Anh.Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh khiến nhiều người chết nhất, ảnh hưởng đến gần 1 triệu người mỗi năm và cướp đi mạng sống của 70% trong số này. Tại Mỹ, ung thư dạ dày ảnh hưởng đến hơn 22.000 người mỗi năm và giết chết 1/2 trong số họ.
Theo An Bình/Chinhphu.vn