Cập nhật: 20/07/2015 09:55:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng hứa sẽ sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp Quốc hội không thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran.

Các quan chức tham gia đàm phán hạt nhân Iran ở Vienna (Áo) hôm 14/7. Trong ảnh,

các quan chức đều lộ vẻ vui sướng sau khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký kết. 

Riêng Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2 từ trái sang) 

tỏ ra hân hoan nhất khi ông ngửa mặt lên cười (ảnh: AFP)

Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã trình lên Quốc hội thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran hồi đầu tuần qua tại thành phố Viên, Áo, cùng các văn bản liên quan. 

Sau 60 ngày tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có 22 ngày để sử dụng quyền phủ quyết đối với một quyết định của Quốc hội, song cơ quan lập pháp này sau đó vẫn có thể tìm cách đảo ngược tình thế. Trong tiến trình kéo dài 82 ngày này, Tổng thống Barack Obama không được phép dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran.

Thỏa thuận đạt được giữa Iran và P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực  Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) yêu cầu Iran phải hạn chế các hoạt động hạt nhân để đối lại nhận được sự nới lỏng các lệnh trừng phạt  quốc tế. Tổng thống Obama từng  hứa sẽ sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp Quốc hội không thông qua thỏa thuận hạt nhân  Iran.

Để lật ngược quyền phủ quyết này thì cần phải có thế đa số 2/3 cả ở Hạ viện và Thượng viện, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz hôm qua đã bảo vệ thỏa thuận đạt được sau nhiều tháng đàm phán này và coi đây là hi vọng tốt nhất cho hòa bình Trung Đông, cũng như là một công cụ đáng tin cậy nhằm đảm bảo Iran sẽ không sản xuất vũ khí hạt nhân./.

Theo Thu Hoài/VOV.VN - Trung tâm Tin

Tệp đính kèm