Cập nhật: 23/03/2016 09:11:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016, có ý kiến băn khoăn là nếu giao phần lớn nhiệm vụ coi và chấm thi cho các địa phương, rất dễ nảy sinh tình trạng thiên vị.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời thắc mắc của đại diện các trường đại học chủ trì cụm thi tại buổi làm việc

Mới đây, tại TP HCM, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức họp bàn phương án thi và chấm thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2016 với đại diện các trường đại học chủ trì cụm thi.

Năm 2016, cả nước có 70 cụm thi đại học do các trường đại học chủ trì. Trong đó, năm 2015 chỉ có Đại học Nông Lâm TP HCM di chuyển đến tỉnh Gia Lai để coi thi, thì năm nay có gần 30 trường đại học đi coi thi ở các tỉnh. Điểm đổi mới này khiến đại diện nhiều trường đại học chủ trì cụm thi cảm thấy băn khoăn, lo lắng.

Nhiều đại biểu đề xuất, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần cân nhắc các phương án phân bổ cán bộ coi thi của các trường và Sở Giáo dục – Đào tạo các địa phương cũng như linh hoạt phương thức chấm thi sao cho đảm bảo cao nhất tính nghiêm túc, chính xác của kỳ thi. Vì nếu giao phần lớn nhiệm vụ coi và chấm thi cho các địa phương, rất dễ nảy sinh tình trạng thiên vị. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, Bộ cũng cần có chính sách hỗ trợ thù lao cho cán bộ chấm thi các địa phương nhằm đảm bảo tính công bằng.

 Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM cho biết: Với cơ chế coi thi như năm nay, việc các trường đại học sau khi tổ chức thi xong sẽ chấm thi tại địa phương hay chuyển về các địa bàn của mình để chấm thi là vấn đề cần cân nhắc.

Vì lúc đó cần phải huy động một lực lượng chấm thi chủ yếu từ nguồn giáo viên phổ thông trung học. Các tính toán về nơi bảo quản bài thi, huy động cán bộ chấm thi cần được các trường đại học phân công chủ trì các cụm thi tính toán và lên phương án./.

Theo Mỹ Dung/VOV.VN

 

Tệp đính kèm