Cập nhật: 03/05/2016 10:48:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Là căn bệnh gây ra sự phát triển quá mức của lông ở những nơi đáng lẽ chỉ mọc bình thường. Những người mắc bệnh do đột biến bẩm sinh có thể truyền lại 50% nguy cơ đột biến cho con cái.


Triệu chứng:

• Lông mọc khắp cơ thể với mật độ dày đặc

• Một số trường hợp mặt bị biến dạng và phồng lợi.

Nguyên nhân

Mặc dù chưa có những bằng chứng cụ thể nhưng qua nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng đột biến gene chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh lạ này. Dưới đây là một vài nhận định của giới chuyên môn:

• Một sai lệch về gene khiến cơ thể không điều khiển được chu trình sinh trưởng của lông. Các lỗ chân lông vì thế không có thời kỳ “nghỉ” rụng lông mà hoạt động liên tục, dẫn đến lông mọc nhiều. Một vài ý kiến cho rằng đó là do những khiếm khuyết ở nhiễm sắc thể số 17.

• Sai lệch ở các gene tiền sử: Theo các nhà khoa học, nhiều gene có trong động vật tiền thân của con người vẫn “ngủ” trong bộ gene của con người ngày nay. Dưới một tác động đột biến nào đó, một số gene tiền sử bị đánh thức và gây ra hiện tượng phục sinh các đặc điểm động vật. Tương tự như hiện tượng rậm lông, đã có những đứa trẻ sơ sinh có đuôi (do một đoạn xương sống kéo dài tạo thành) hay có nhiều núm vú trải dài từ vùng nách xuống ngang vùng thắt lưng.

Điều trị:

Bệnh chưa tìm ra phương pháp điều trị tận gốc nhưng có thể áp dụng các phương pháp điều trị triệu chứng:

• Cạo lông thường xuyên bằng loại máy cạo chuyên dụng hoặc dao cạo.

• Wax lông bằng loại sáp chuyên dụng; Dùng thuốc bôi rụng lông.

• Sử dụng tia laser được dùng để phá huỷ những lỗ chân lông trên mặt (nơi lớp lông dày được hình thành).

• Dùng máy IPL (Interse Pulsed Light) để đốt mầm nang, lông hoặc râu.

• Trường hợp không thể nhổ, cạo hoặc đốt thì có thể làm cho lông nhạt màu bằng cách bôi nước oxy già 15-20% mỗi ngày một lần trên vùng có nhiều lông.

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm