Cập nhật: 13/05/2016 10:09:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Nếu ai đã từng nghe về Tây Thiên như 1 địa điểm du lịch sinh thái, khung cảnh đẹp như tranh vẽ và một vùng đa dạng sinh học thì khi đến Tây Thiên còn ngỡ ngàng về giá trị nhân văn phong phú. Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148 ha, nằm trên ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo, với sự đa dạng sinh học cùng hệ thống các đình chùa có giá trị văn hoá và khảo cổ, sẽ là 1 điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội sắp tới.

Đền Thỏng

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương là đền Thõng, đền được xây dựng từ rất lâu và được trùng tu  vào năm 1924. Đền được dựng lên để thờ Mẫu của thôn Lan Thông, khách vào “lễ trình” trước khi đăng sơn lên đền Thượng.

Qua đền Thỏng ta sẽ tới đền Cậu, theo như lời kể của nhân dân thì đền cậu khởi nguồn là khe trường sinh, ở đây có đặt một bát hương và có một hòn đá, tương truyền là “cậu” ngự ở đây, tập trung và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên “Mẫu”. Đền được ban quản lý và nhân dân chung sức tu sửa lại vào năm 1993. Đền Cậu nằm cách đền Thỏng khoảng hơn 1Km, đường đi khá thuận lợi: hai bên đường là những hàng cây rợp bóng che mát cho khách hành hương trong chặng đường dài. Khi lên đền Cậu, ngoài cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ thì đền còn là nơi mà các cặp bạn trẻ đến đây để cầu duyên, cầu tự. Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hành hương, ban quản lý và chủ nhang đền đang có kế hoạch tu bổ và nâng cấp lại đền. Chắc chắn đây sẽ là điểm khởi nguồn đầu tiên tôt nhất cho mạch cảm xúc về với “Mẫu” của mỗi người khi đến với Tây Thiên.

 

Đường vào Đền Cô Bé

Tiếp theo cuộc hành trình, từ đền Cậu đi thêm khoảng 2km nữa chúng ta sẽ đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé. Theo như lời kể lại, Cô Bé là con nhà trời, toạ lạc tại đây cùng Mẫu Thiên giúp dân, giúp nước.  Nằm trong khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp một số khó khăn trong quá trình quy hoạch, xây dựng và tu sửa nhưng bù lại khung cảnh ở đây tuyệt đẹp. Xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên 1 cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.

 

Đền Cô Bé

Bên cạnh đền là suối giải oan và một cái giếng cổ, rất nhiều khách hành hương từng đến đây đã thừa nhận rằng “suối này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ suối hoặc giếng dâng lên cùng với lễ rồi lấy nước uống sẽ thấy trong lòng mình thư thái, thanh thản và tịnh tâm nên đền Cô Bé thu hút đước rất nhiều du khách gần xa.

Rời đền Cô Bé, chúng ta đi tiếp khoảng 1,5km nữa là lên với “Mẫu Thượng”. Đường đi không dễ dàng và thuận lợi như đền Cô và đền Cậu, đoạn đường lên đền Thượng không xa nhưng khá dốc nên khiến nhiều khách hành hương sẽ “thấm mệt”. Tuy vậy mà không làm chùn bước chân của nhũng con người “hiếu đạo” muốn lên với “mẹ”, muốn được “mẹ” ban phúc trong năm tới.

 

Đường vào Đền Thượng

Đền Thượng thở quốc mẫu Lăng Thị Tiêu tương truyền bà là nhân vật anh hùng huyền sử đã cùng Thánh Gióng dẹp xong giặc Ân, làm vợ Hùng Chiêu Vương rồi hoá về Trời. Được triều đình truy phong là “Tây thiên Quốc Mẫu”, nhân dân lập đền thờ, kết hợp với thần núi trở thành đền thờ “Mẫu Tam Đảo”.

 

Đên Thượng

Đền Thượng có từ rât lâu đời (khoảng trên 4000 năm), từ đời Vua Hùng Vương thứ 7, thời bấy giờ đền còn rất hoang sơ, có nhiều chỗ đổ nát nên đến năm 1937 có viên chánh tổng tên là Hà Trọng Tuy ở làng Liễn Sơn, Huyện Lập Thạch xin với dân đứng ra tu sửa, xây dựng lại theo kiểu chữ “đinh”.

Sau cách mạng thang 8 năm 1945 do phong trào “bài trừ mê tín dị đoan” ở một số nơi làm một cách quá khích nên tạm thời đình chỉ việc thờ cúng, đền chùa Tây Thiên lại ở sâu trong rừng, không có người quản lý nên bị quên lãng. Mãi đến năm 1963 Cụ Vũ Văn Kỳ quê ở Đại Đình đã phát hiện ra ngôi đền bỏ hoang, rêu phong, mái tốc…Do lòng mộ đạo cụ đã đứng ra mở đường đi, xây dựng lại đền Thượng như chung ta thấy ngày hôm nay.

Hiện nay do phục vụ nhu cầu của khách hành hương, được sự quan tâm của ban quản lý Tây Thiên nói Riêng và của UBND huyên Tam Đảo nói chung đã cho xây dựng và tu bổ lại ngôi đền và được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 2008, dự kiến hoàn thành vào thang 5 năm 2009.

Phải nói rằng trong quá trình xây dựng đền Thượng gặp muôn vàn khó khăn, vì đèo cao, dốc thẳm mà vận chuyển nguyên vật liệu chủ yếu bằng sức người là chính nên giá thành trở nên đắt đỏ đến mức ximăng, gạch, ngói tính băng cân bằng lạng, thêm vào đó sự huy động thợ xây dựng rất khó khăn.

Nhưng với mong muốn cho Tây Thiên ngày càng tốt đẹp, thu hút nhiều khách hành hương và sẽ là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu nên ban quản lý và chủ nhang đã không ngại những khó khăn đang xúc tiến hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo lại ngôi đền.

ST

Tệp đính kèm