Là một bệnh nhiễm virus toàn thân cấp tính đặc trưng bởi sưng tuyến mang tai và các tuyến nước bọt khác do một loại Paramyxo virus gây nên.
Triệu chứng
• Tuyến nước bọt ở mang tai sưng lên. Vùng nằm giữa hàm và tai sưng đau.
• Sốt tới 39,40C.
• Đau đầu.
• Mất cảm giác thèm ăn.
• Đau khi nói, nuốt, nhai hoặc uống những đồ uống có tính chất acid như nước cam hoặc nước soda.
Nguyên nhân
• Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
• Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.
Cách phòng chống
• Để trẻ không mắc bệnh, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng quai bị. Vaccin này an toàn, không gây sốt, khả năng bảo vệ cao.
• Tránh để trẻ tiếp xúc với bệnh nhân đang mắc bệnh.
• Đối với trẻ nam mắc bệnh, nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.
• Trong thời gian trẻ bị sốt do quai bị mà chưa kịp tới bệnh viện cần tìm cách hạ thân nhiệt như: lau người bằng nước ấm, và hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt và giảm đau.
• Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm não và viêm màng não.
• Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì.
Theo suckhoedoisong.vn