Cập nhật: 28/05/2016 08:47:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

VA là 2 chữ viết tắt của cụm từ tiếng pháp “Végétations Adénoides’’, y văn quốc tế ngày nay gọi là amidan vòm (tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid).

VA là 2 chữ viết tắt của cụm từ tiếng pháp “Végétations Adénoides’’, y văn quốc tế ngày nay gọi là amidan vòm (tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid). VA và amidan (nói chính xác là amidan khẩu cái) đều là các thành phần cấu trúc của vòng bạch huyết Waldeyer của ngã tư hầu họng.

VA và amidan là các tổ chức bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng. VA nằm ở vòm mũi họng, còn 2 amidan nằm ở các hố amidan của thành bên họng. VA và amidan đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.

 

VA là 2 chữ viết tắt của cụm từ tiếng pháp “Végétations Adénoides’’, y văn quốc tế ngày nay gọi là amidan vòm (tiếng Anh là adenotonsillar hay adenoid). VA và amidan (nói chính xác là amidan khẩu cái) đều là các thành phần cấu trúc của vòng bạch huyết Waldeyer của ngã tư hầu họng.

Vòng bạch huyết Waldeyer

 

Vòng bạch huyết Waldayer.

Phía dưới niêm mạc hầu rải rác có rất nhiều tổ chức bạch huyết, tại một số nơi tổ chức này tập trung thành từng đám lớn gọi là tuyến hạnh nhân (amidan). Các amidan nằm vây quanh cửa hầu và xếp thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer). Vòng này gồm 6 khối amidan:

Amidan vòm (VA): chỉ có 1 khối nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi.

Amidan vòi: gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai.

Amidan khẩu cái (amidan): gồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng.

Amidan lưỡi: chỉ có 1 khối, nằm ở đáy lưỡi.

Vòng Waldeyer  được hình thành trong thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ chào đời. Các khối amidan phát triển nhanh về khối lượng từ lúc 1 - 2 tuổi và đạt đỉnh cao lúc 3 - 7 tuổi, sau đó teo dần.

Vòng bạch huyết Waldeyer bao quanh đường thở và đường ăn, có tác dụng như hàng rào bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài. Tất cả vi trùng từ mũi, miệng vào cơ thể đều phải thông qua vòng này. Tuy nhiên, khi bị viêm và không được điều trị tốt, vòng này sẽ trở thành ổ lưu trú của vi trùng, nguồn gây bệnh cho các bộ phận khác của cơ thể như phổi, tai, ruột, khớp …

Amidan (amidan khẩu cái)

Amidan là những khối mô màu hồng hình ô van ở cả hai phía của họng. Amidan có thể lớn nhỏ khác nhau tùy theo trẻ, không có kích thước chuẩn cho tất cả các bé. Khi dùng đèn chiếu, ta có thể nhìn thấy 2 amidan khẩu cái ở phía sau họng. Đè lưỡi có thể giúp nhìn thấy amidan rõ hơn nhưng động tác này khiến nhiều trẻ nôn ọe.

VA (Amidan vòm)

VA là khối tổ chức bạch huyết hình tam giác nằm trong lớp dưới niêm mạc của nóc vòm và thành sau của vòm mũi họng, phía trên lưỡi gà và sau mũi. Chỉ có thể nhìn thấy VA bằng gương đặc biệt hay các dụng cụ được đưa qua mũi. VA gồm các tế bào lymphô tập trung lại và có chức năng tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua ngã mũi hầu.

VA được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kì và phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh. VA trở thành nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu tiên sau khi sinh. VA to lên trong thời kì phát triển của trẻ cho đến 6 - 7 tuổi, nhằm tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, dị nguyên và các chất kích thích trong thức ăn và không khí. Sau đó VA thường thoái triển dần và trước dậy thì teo nhỏ lại.

Bình thường VA dày khoảng 2 mm, không cản trở đường thở. VA tuy mỏng nhưng xếp thành nhiều nếp nên diện tiếp xúc rất rộng. Nhiệm vụ của nó là nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.

Khi ta hít vào qua mũi, không khí sẽ tiếp xúc với VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn trong không khí bám vào bề mặt tiếp xúc rất rộng của VA. Các tế bào bạch cầu đang chờ sẵn ở đây sẽ bắt giữ và nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Kháng thể này được nhân lên và đưa đi khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, tạo miễn dịch tại chỗ chống lại vi khuẩn khi chúng tái nhiễm.

VA đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Phì đại VA ở trẻ em có thể gây bít tắc cửa mũi sau, dẫn tới các biểu hiện: thở mũi, chảy nước mũi, ngừng thở khi ngủ, nói kém, khó ăn, viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa mủ hoặc viêm tai giữa thanh dịch cũng như sự phát triển bất thường của xương mặt.

BS Trần Thu Thủy

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm