Cập nhật: 01/06/2016 08:32:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Sau tuổi 40, con người thường mắc rất nhiều bệnh mạn tính và huyết áp cao đã trở thành “sát thủ hàng đầu” của sức khỏe. Đặc biệt là đàn ông trung niên từ 40 đến 50 tuổi phát tướng, vòng bụng tăng lên thì tỷ lệ mắc huyết áp cao cao hơn những người cùng lứa tuổi những vòng bụng bình thường 50%. Phòng ngừa huyết áp cao là nhiệm vụ tất yếu để bảo vệ sức khỏe của đàn ông trung niên. Ngoài duy trì những thói quen sinh hoạt tốt, đàn ông trung niên cần ăn gì để phòng ngừa huyết áp cao. Dưới đây là những thực phẩm giúp bạn xua tan nỗi lo huyết áp cao.


Tảo bẹ

Trong tảo bẹ có chứa tảo bẹ polysaccharide có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu. Đồng thời tảo bẹ polysaccharide còn có tác dụng chống đông máu, có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Ngoài ra, trong tảo bẹ còn giàu cellulose có thể kết hợp với axit trong cơ thể bài tiết ra ngoài cơ thể, từ đó giảm sự tổng hợp cholesterol, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Những năm gần đây, chuyên gia y học còn phát hiện ra rằng, thiếu canxi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến huyết áp cao mà tảo bẹ lại giàu chất canxi, chắc chắn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao.

Chanh tươi

Chanh tươi giàu vitamin C, vitamin P, giúp tăng cường tính đàn hồi và độ dẻo dai của mạch máu, giảm bớt sự ion canxi gây nên đông máu, từ đó từ đó phòng ngừa và điều trị huyết áp cao hay các bệnh lý về tim mạch khác.

Cà tím

Mọi người đều rất quen thuộc với quả cà tím. Nó là một trong những vị khách thường xuyên trên bàn ăn của chúng ta, cũng là một trong những loại rau được nhiều người yêu thích. Thực ra, có thể mọi người còn không biết cà tím là thực phẩm tốt để thanh nhiệt giải cảm. Thường xuyên ăn cà tím còn có thể hạ huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, cà tím giàu vitamin P, Flavonoids (1 loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) có tác dụng làm mềm mạch máu, có thể hạ huyết áp.

Ngô

Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, ngô rất giàu các axit béo không bão hòa, đặc biệt là hàm lượng axit linoleic lên đến trên 60%. Nó và vitamin E trong mầm ngô kết hợp có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn chặn sự lắng đọng trong thành mạch máu. Vì vậy, ngô có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu và tăng huyết áp.

Nước ép củ cải đường

Một nhóm nhà khoa học ở đại học Reading, nước Anh đã phát hiện ra rằng, uống một chút nước ép củ cải đường hàng ngày cũng có thể hạ huyết áp. Huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy, uống 500 ml nước ép củ cải đường có thể làm hạ huyết áp trong 24 giờ. Còn nghiên cứu mới nhất phát hiện ra rằng, một lượng nhỏ nước ép củ cải đường cũng có tác dụng hạ huyết áp. Kết quả, uống 100 gram nước củ cải đường có thể làm cho hạ huyết áp rõ rệt trong thời gian ngắn 0-4 tiếng và thời gian dài 0-13 tiếng.

Quả Kiwi

Năm 2011, bệnh viện trực thuộc Đại học Oslo, Na Uy đã tuyên bố một nghiên cứu mới, mỗi ngày ăn 3 quả Kiwi có thể hạ huyết áp, có tác dụng rõ rệt hơn ăn táo. Tiến sĩ Suzanne Stein Bam, chuyên gia phòng ngừa bệnh tim mạch NewYork cũng nhất chí cho rằng, trong đồ ăn uống hàng ngày nên có cả quả Kiwi. Nó sẽ giúp cho trái tim khỏe mạnh.

Kiều mạch đắng

Kiều mạch đắng là đặc sản vùng Lương Sơn, Tứ Xuyên, được biết đến là thực phẩm có vị đắng nhưng giàu dinh dưỡng. Theo phân tích, trong thực phẩm này có chưa rất nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu như: magiê, kẽm, crôm, selen… Các nguyên tố này có quan hệ mật thiết với chức năng huyết quản của tim và não. Vì vậy, người thường xuyên ăn kiều mạch đắng có Lipid máu và cholesterol giữ ở mức bình thường, có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao.

Cá hố

Thường xuyên ăn cá hố có tác dụng dưỡng gan bổ huyết, làm ẩm da, dưỡng tóc. Tuy cá hố giàu hàm lượng chất béo hơn các loại cá khác nhưng nó lại có tác dụng giảm cholesterol. Cá hố giàu nguyên tố magiê có thể bảo vệ hệ thống huyết quản của tim và não, giúp phòng ngừa huyết áp cao. Cá hố thích hợp với người suy nhược cơ thể lâu ngày, khó thở mệt mỏi, da khô nhưng người có bệnh ngoài da, hen suyễn thì không nên dùng. Cá hố nên chiên, trước khi cho ra đĩa thì phun chút rượu, mùi vị sẽ càng ngon hơn.

Trà hoa cúc

Y học hiện đại cũng nghiên cứu chứng minh, trà hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp, loại bỏ tế bào ung thư, mở rộng động mạch vàng và kháng khuẩn. Uống trà hoa cúc lâu ngày có thể tăng lượng canxi trong cơ thể, điều tiết chức năng cơ tim, giảm cholesterol, thích hợp cho người già và trung niên sử dụng và có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh viêm kết mạc, cũng có hiệu trong trong việc chữa trị khô mắt do gan nóng, mắt làm việc quá nhiều. Đồng thời, trà hoa cúc thơm dịu, làm sảng khoái đầu óc, cũng có tác dụng nhất định trong việc thư giãn, giảm đau. Đông y thường dùng chữa trị các bệnh: mắt đỏ, họng sưng đau, ù tai, cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, huyết áp cao. Nếu uống trà hoa cúc lâu ngày còn có tác dụng lợi khí huyết, người nhẹ nhõm, kéo dài tuổi thọ.

Nước cam

Nước cam giàu hàm lượng vitamin C, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của con người. Năm 2010, một nghiên cứu mới đây của đại học Auvergne, nước Pháp đã phát hiện, mỗi ngày uống 2 cốc nước cam có thể hạ huyết áp. Nhà khoa học còn phát hiện, đàn ông trung niên uống mỗi ngày nửa lít nước cam (khoảng 2 cốc) liên tục trong 1 tháng thì mức huyết áp của họ giảm đi đáng kể. Thành phần hoạt chất chủ yếu trong nước cam là hesperidin, có nhiều trong lá chè, nước hoa quả, đậu nành và cacao, có tác dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài phát hiện ra chất hesperidin ra, quả cam còn giàu hàm lượng vitamin C chống oxy hóa, giúp làm chậm hư tổn đến các mạch máu; giàu kali giúp hạ huyết áp.

Các loại đậu

Các loại đậu có chứa rất nhiều kali. Khi cơ thể quá ít nguyên tố kali sẽ chuyển sang hấp thụ nguyên tố natri nhiều hơn, mà nguyên tố natri là nguyên nhân gây nên huyết áp cao. Tóm lại, nếu cơ thể hấp thụ được nhiều nguyên tố kali thì chúng ta có thể kiểm soát tốt huyết áp. Các thực phẩm từ đậu còn chứa isoflavone, cũng có tác dụng tốt trong kiểm soát huyết áp.

Khai lang tím

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Scranton ở Pennsylvania, nước Mỹ đã cho thấy, mỗi ngày ăn khoai lang tím 2 lần có thể hạ huyết áp, có hiệu quả giống như ăn yến mạch mà còn không làm cơ thể béo phì, thích hợp cho người bệnh huyết áp cao có thể trọng vượt tiêu chuẩn. Tuy khoai lang tím tốt nhưng thiếu protein và chất béo, vì vậy phải kết hợp ăn cùng với các loại rau, trái cây và các loại thực phẩm chứa nhiều protein. Hơn nữa, cách ăn khoai lang tím tốt nhất là luộc chín ăn cả vỏ, cố gắng đừng nướng bằng lò vi sóng, vì nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ phá hủy các hoạt chất trong nó. Ngoài ra, không được ăn những củ khoai lang tím có đốm đen sẽ dễ bị ngộ độc.

Chuối

Mỗi ngày ăn 2 quả chuối sẽ giúp chúng ta tránh ra phiền não về bệnh tim vì chuối giàu kali. Hàm lượng kali trong 2 quả chuối có thể hạ 2-3 mmHg huyết áp. Thực phẩm giàu kali như đậu, chuối có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ giảm huyết áp nhưng đồng thời người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý ăn ít chuối.

Cà rốt

Thịt cà rốt mịn, có vị ngọt đặc biệt, giàu Carotene, vitamin C và vitamin nhóm B, được con người mệnh danh là “Tiểu nhân sâm”. Cà rốt còn là thực phẩm hạ đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường. Nó chứa một số thành phần như mesothelin, phenol tiêu chuẩn có thể tăng lưu lượng máu trong động mạch vành, hạ thấp lipid trong máu, thúc đẩy quá trình tổng hợp của epinephrine, còn hạ huyết áp, giúp trái tim khỏe mạnh, là thực phẩm tốt cho người bị huyết áo cao và bệnh tim mạch vành.

Tuệ Lâm 

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm