Một nghiên cứu quy mô quốc tế mới đây được các nhà khoa học Đại học Rovira University (Tây Ban Nha) ...
Một nghiên cứu quy mô quốc tế mới đây được các nhà khoa học Đại học Rovira University (Tây Ban Nha) cho biết khả năng trẻ chào đời qua phẫu thuật bắt con dễ có nguy cơ mắc bệnh suyễn, đái tháo đường týp 1 và tình trạng béo phì hơn so với trẻ được mẹ sinh bằng phương pháp bình thường.
Các nhà khoa học đã phân tích về mối liên quan giữa biện pháp sinh mổ với nguy cơ đái tháo đường týp 1 trong 20 khảo sát; với khả năng mắc bệnh suyễn ở 23 khảo sát và tình trạng béo phì ở 9 khảo sát. Nhóm nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ trẻ sinh mổ bị đái tháo đường týp 1 là 2,13/1.000 trong khi tỷ lệ này ở trẻ chào đời bình thường là 1,79/1.000. Có Khoảng 9,5% trẻ sinh mổ bị bệnh suyễn trong khi tỷ lệ này ở trẻ được sinh bình thường là 7,9%. Tình trạng béo phì của trẻ sinh mổ ở mức 19,4% so với trẻ bình thường chỉ ở tỷ lệ 15,8%. Nguyên nhân sinh mổ có thể dễ dẫn tới nguy cơ bệnh mạn tính nói trên chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học giả định rằng sản phụ có thể truyền vi khuẩn có lợi cho đứa trẻ lúc sinh nở.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh mổ nhằm ngăn ngừa tử vong và thương tổn cho cả mẹ lẫn con chỉ cần thiết với tỷ lệ không quá 15%. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ ở nhiều nước cao hơn mức khuyến cáo này.
Lê Hồng
Theo suckhoedoisong.vn