Đền Thượng Tây Thiên, một di tích quan trọng trong hệ thống di tích thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, thuộc thời đại Hùng Vương. Đền Thượng toạ lạc tại vị trí có độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển trên núi Thạch Bàn, dãy Tam Đảo thuộc sơn phận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo.
Tương truyền, bà Lăng Thị Tiêu vốn là tiên thế giáng trần, đầu thai làm con gái của vị tù trưởng họ Lăng Ở vùng Sơn Đình dưới chân núi Tam Đảo. Bà là bậc nữ nhi hào kiệt, từ nhỏ đã say sưa luyện tập võ nghệ, cung kiếm, côn quyền môn nào cũng giỏi. Bấy giờ vào thời Hùng Vương thứ 6, nước Văn Lang bị giặc ân xâm lấn, nhà vua cho truyền hịch khắp thiên hạ, cầu hiền tài cùng đánh giặc giữ nước, Bà đã chiêu mộ được hàng trăm thân binh và nhân dân trong vùng kéo về thành đô Phong Châu hội quân cùng các tướng lĩnh của Hùng Vương đánh bại cuộc xâm lăng của giặc ân. Đất nước yên bình, bà lại trở về sống cuộc đời bình dị cùng nhân dân ở vùng sơn cước Tam Đảo. Thế rồi, do duyên trời định, hoàng tử Chiêu Vương trong những lần đu ngoạn vùng Tam Đảo đã gặp gỡ và kết duyên cùng Bà, rồi đến khi được truyền ngôi (đời Hùng Vương thứ bảy, tức Hùng Chiêu Vương), bà trở thành Hoàng Phi, hết lòng dạy dân trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, trồng lúa nước . . . nhân dân no ấm , nhà nhà hạnh phúc, đất nước thanh bình. ơn cao nghĩa cả, các đời về sau nhân dân lập đền thờ bà trên núi Tam Đảo, tục gọi là đền Thượng với tôn xưng Quốc Mẫu Tây Thiên: “Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu”. Cùng với Đền Thượng trên núi, trải dài theo các vùng phụ cận Tam Đảo, Ở huyện Tam Dương, Lập Thạch, Bình Xuyên và Vĩnh Yên còn có hơn 50 điểm di tích cùng thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu. Đền Thượng chắc chắn đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, do địa hình và điều kiện cụ thể của vùng rừng lõm Tam Đảo, ban đầu đền được đựng chủ yếu bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, nền được xếp vỉa đá chống xói lở và tạo mặt bằng vững chắc. Trải qua nhiều thế kỷ, cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, được trùng tu xây dựng lại bằng vật liệu gạch, ngói. Chính vì vậy, trong hồ so kiểm kê năm 1938 của Viện Viễn đông Bác cổ, các vị chức sắc địa phương đã kê khai rằng Ở đền Thượng, nơi thờ Quốc Mẫu có một cái nhà hình chữ “đinh”, bên trong được ngăn cách thành hai cung thờ, một bên thờ thánh, một bên thờ phật.
Đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá - danh lam thắng cảnh của quốc gia năm 1995, trải qua thời gian, do bị tác động bới nhiều yếu tố đền hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định đầu tư trung tu tôn tạo lại ngôi đền này. Việc trung tu ngôi đền sẽ mang lại về khang trang, đáp ứng nhu cầu tâm linh và thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài nước.
ST