Cập nhật: 31/07/2016 10:34:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Phát triển thể chất và trí tuệ là mong muốn của bất cứ các bậc làm cha làm mẹ nào, đặc biệt cha mẹ nào cũng muốn con em mình phải cao lớn, thông minh. Nhưng để có chiều cao như ý, không phải cha mẹ nào cũng có hiểu biết đúng để giúp con có được chiều cao lý tưởng.

Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến của báo Sức khỏe và đời sống với chủ đề “Dinh dưỡng giúp cải thiện chiều cao” đã thu hút sự tham gia của rất nhiều khán giả, độc giả trên khắp cả nước. Trong suốt 2 giờ đồng hồ diễn ra chương trình, các vị chuyên gia gồm PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội; ThS.BS Đinh Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa Nhi, Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn; ThS.BS. Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã giải đáp nhiều thắc mắc của độc giả.  Chương trình có sự đồng hành của nhãn hàng Vipteen.

Theo Ths Lê Thị Hải, chiều cao phản ánh thước đo sức khỏe của con người. Chiều cao của cả nam và nữ người Việt Nam thấp hơn khoảng 10cm so với các nước trong khu vực, chỉ đạt 164 cm đối với nam và 154cm đối với nữ. Để có một đứa trẻ cao lớn thông minh, các bậc cha mẹ cần có kiến thức trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. 

Cha mẹ cần nhớ  3 yếu tố và  3 giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ

Một người bình thường có 3 giai đoạn phát triển chiều cao. Đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn 2 từ khi chào đời đến lúc 2 tuổi và giai đoạn 3 là giai đoạn tiền dậy thì, bé gái thường rơi vào từ 10-13 tuổi, bé trai từ 13-17 tuổi. Muốn trẻ cao lớn, cha mẹ cần quan tâm đến con của mình ngay từ giai đoạn bào thai, mẹ cần ăn đủ chất dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm, các vi chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D hoặc bổ sung sữa, tránh cho trẻ còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Ths Hải chia sẻ, giai đoạn tiền dậy thì được coi là giai đoạn vàng để “tăng tốc chiều cao” cho trẻ, giai đoạn này, có trẻ có thể tăng từ 10-15cm trong vòng 1 năm. Nhiều bố mẹ thường chỉ quan tâm chăm sóc khi các cháu còn nhỏ và thường lơ là giai đoạn này  không bổ sung thêm thực phẩm, dinh dưỡng cho các cháu khiến cháu không thể phát triển chiều cao.

Để tăng chiều cao, các chuyên gia y tế cho biết, có 3 yếu tố phát triển chiều cao là di truyền, dinh dưỡng và vận động. PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho rằng, để phát triển chiều cao cần sự đan xen, tổng thể của các vấn đề sức khỏe. Đó là một chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ, chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý và có giấc ngủ đủ. Lý giải cho điều này TS Thúy cho biết, giấc ngủ và chế độ vận động sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các hormon tăng trưởng, mà các hormon tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất từ 10 giờ đêm tới sáng. Nên những trẻ thiếu ngủ, ít ngủ sẽ khó đạt chiều cao toàn diện. Bên cạnh đó nếu một đứa trẻ mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, tim bẩm sinh hoặc hay ốm, trẻ thường xuyên phải dùng kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hệ vi khuẩn đường ruột làm trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng thì cũng không thể cao.

 

Quan niệm đúng sẽ giúp trẻ cao lớn

Ths Bs Đinh Ngọc Hoa cho biết, nhiều quan niệm sai lầm mà các bậc cha mẹ đã và đang làm khiến con mình không thể phát triển chiều cao ngay từ khi mới sinh ra. Như khi mới sinh ra, các sản phụ thường kiêng khem quá mức cho bản thân và em bé như phòng đóng kín, ngột ngạt, không có không khí hay ánh nắng, mẹ ăn thiếu chất, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ cũng kiêng rất nhiều như nếu trẻ tiêu chảy kiêng ăn  cũng làm trẻ bị thiếu chất. Nhiều mẹ vẫn còn giữ quan niệm hầm nước xương hoặc chân gà để bổ sung canxi, đây là sai lầm phổ biến. Bởi canxi là một nguyên tố không tan trong nước, ăn nước hầm xương làm trẻ không bổ sung canxi mà đôi khi còn làm trẻ thiếu chất.

TS Thúy cho rằng, người lớn chúng ta thường bổ sung canxi quá sớm cho trẻ, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.  Nếu bổ sung canxi quá nhiều, thóp của trẻ sẽ đóng sớm, trước 12 tháng, điều này sẽ làm não trẻ không phát triển được, làm não nhỏ, khiến bé chậm phát triển sau này. Ths Hoa kể, có trường hợp mới 4 tháng tuổi mẹ đã cho bé uống canxi suốt 2 tháng, những cách uống thuốc không đúng như vậy làm trẻ mắc thêm các bệnh như táo bón, biếng ăn, chậm lên cân. Nhiều trường hợp còn ngộ độc cả những loại vitamin bổ sung như ngộ độc vitamin D do quá liều, TS Thúy chia sẻ.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng rau xanh, chất xơ không liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm bởi chất xơ giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi, một trẻ đang tuổi dậy thì cần ăn ít nhất 300-400 gam rau xanh và hoa quả mỗi ngày.

Vậy cần bổ sung canxi thế nào cho đúng? Ths Hoa cho biết, nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao con uống canxi mãi mà bé không cao, đó là do trẻ uống canxi 1 thành phần. Muốn tăng chiều cao cho trẻ cần chú ý bổ sung bằng các sản phẩm như Vipteen có chứa vitamin K2 (MK7). MK7 sẽ giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương, đồng thời kích thích tăng lượng collagen trong xương. Nhờ đó, MK7 giúp xương phát triển vừa chắc khỏe vừa dẻo dai.

Một sai lầm cũng không hiếm gặp là bố mẹ bổ sung canxi quá nhiều, trong thời gian quá dài cho trẻ, điều này sẽ làm trẻ chán ăn, quấy khóc về đêm, táo bón. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn về cách bổ sung  và thời điểm  bổ sung canxi để tăng chiều cao của trẻ.  Ngoài ra, các bậc cha mẹ muốn con đảm bảo đủ dinh dưỡng có thể cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa, ăn các loại cua, cá, tôm nên ăn cả vỏ.

Hải Yến

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm