Cập nhật: 11/10/2016 09:03:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Chùa Thượng Trưng đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 97-QĐ ngày 21 tháng 01 năm 1992. Địa chỉ xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Tóm lược thông tin về di tích

Chùa Thượng Trưng còn có tên chữ là Bảo Quang Tự. Chùa nằm ở phía xóm Chùa, làng Thượng Trưng, ở địa thế cao, thoáng, đẹp, hướng tây nam trông ra dải Đầm Thượng.

Chùa Thượng Trưng thờ đạo phật thuộc dòng đạo Thiền, Hệ Đại Thừa, phái bắc tây. Gốc là vùng đông bắc Ấn Độ cổ đại truyền sang từ lâu đời. Hàng năm âm lịch chùa có các ngày lễ chính là ngày 8 tháng 4 (ngày Phật Đản tức là ngày sinh ra đức phật Thích Ca Mầu Ni, là người sống cách đây trên dưới 2500 năm, vì đây có lòng tu hành theo dòng đạo thiền thành đạt và có 49 năm đi truyền đạo răn dạy chúng sinh, đây cũng được coi như là Phật) và ngày 15 tháng 7 (ngày cúng xá tội vong nhân). Ngoài ra các ngày mùng 1 và 15 hàng tháng gọi là sóc ngày vọng, dân địa phương và quanh vùng thường đến chùa lễ cầu phật.

Hiện ở chùa còn giữ được bia đá và cây hương đá. Trong đó cơ một tấm bia có liên đại sớm nhất được tạo dựng vào đoạn thái vân vạn niên tức 1587. Mặt chính của bia có đề “ Là tàng Bảo Quang Tự bia ký”, mặt bên kia lại khắc đề “Hưng tự tứ niên” tức năm 1591 và có tên đề “Tôn đạo ngọc hoàng chư phật Bảo Quang tự bia ký”. Như vậy tấm bia này được tạo dựng vào đời Mạc mậu hợp 1562 – 1592 khắc nghi việc tu sửa chùa Bảo Quang vào năm 1506 và khắc nghi việc làm mới tượng ngọc hoàng và các Phật vao năm 1590. Qua đó ta niên đại xây dựng chùa Thượng Trưng ít nhất cũng cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 cách đây trên dưới 500 năm. Chùa Thượng Trưng đã qua nhiều đợt trùng tu lớn, đồng thời cũng làm một số công trình khác của khu vực chùa, trong đó có cổng Tam Quan, gác chuông, hai dãy hành lang và nhà tổ ở phia sau chùa. Còn khu vực gác chuông hiện nay đến năm 1924 – 1925 được phát triển xây dựng nối tiếp ba gian làm trường học của tổng Thượng Trưng và ba gian làm nơi thường trực của hội đồng hương mục của làng xã. Hiện nay chùa còn nguyên vẹn theo kiểu chữ “Nội đinh ngoại quốc” gồm có 38 gian lớn nhỏ, diện tích chiếm dụng ở khu vực gác chuông, chùa, nhà tế lễ là 117m2.

Du khách tới trung tâm xã thượng Trưng chúng ta thấy ngôi chùa cổ kính xuất hiện ra trước mắt ta, với gác chuông cao cao, có bốn đầu đao cong vút trông rất ngoạn mục, gây cảm xúc mãnh liệt, tạo sức hút cho mọi người vào vãn cảnh chùa.

 ST

Tệp đính kèm