Vĩnh Phúc – miền đất “núi bọc sông bao quanh, sơn kỳ thủy tú”, dồi dào “Khí thiêng sông núi”… Tiếp giáp ba trung tâm lớn của đất nước: Kinh đô Văn Lang (thời Hùng Vương), Kinh đô Cổ Loa (thời An Dương Vương), Kinh đô Thăng Long – Đông Đô (nay là Hà Nội), nằm trọn trong vùng chuyển tiếp địa Văn hóa Miền núi – Trung du Tây Bắc xuống đồng bằng Đông Nam châu thổ Bắc bộ - vùng đất cửa ngõ thủ đô, Vĩnh Phúc có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia quan trọng: Quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, một mạng lưới đừong nội tỉnh khá hòan chỉnh đén tận thôn xã, có sông Hồng, sông Lô bao bọc và một số sông nhỏ...tạo cho Vĩnh Phúc có một vị trí trung tâm, đắc địa về phong thủy, giao thương, vừa hội tụ, vừa lan tỏa...
Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho Vĩnh Phúc ba vùng sinh thái, lại có nhiều đầm, hồ, sông ngòi tạo nên một cảnh quan môi trường phong phú, đa dạng, tự nhiên, mềm mại, thanh u...đã và đang được gìn giữ, bảo tồn, khai thác một cách cẩn trọng, biến Di sản tạo hóa thành Di sản văn hóa vô giá cho muôn đời con cháu mai sau...Đó là thông điệp từ ngàn xưa...không phải ngẫu nhiên mà cha ông lại chọn Tam Đảo làm nơi thờ Mẫu, đạo Phật tìm sang làm nơi truyền Đạo...Ý trời là Lòng người hòa hợp dã làm cho Vĩnh Phúc trở thành vùng đất thiêng.
“Đất lành chim đậu”, “Tụ thủy tụ nhân”. Cư dân Việt cổ hội tụ về đây đã tạo dựng một nền văn minh sông Hồng rực rỡ, qua trường kỳ lịch sử đã thành vùng đất Địa linh nhân kiệt, khí thiêng sông núi với nhiều di sản thiêng liêng vật thể và phi vật thể: 1285 di tích (310 di tích cấp tỉnh, 65 di tích cấp Quốc gia) được gìn giữ, tôn tạo với mật độ ở một tỉnh không rộng, lại trải đều, xen kẽ hài hòa và xoay quanh trục tâm linh tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Phật, hội tụ trên tây thiên hùng vĩ,cao xanh… Cứ thế, đời đời con dan đất Việt ở đây sống quần tụ, hài hòa, cần mẫn và kiên cường, bồi đắp nên bề dày truyền thống dựng nước, giữ nước,cách mạng và dựng xây rất đáng tự hào. Đứng vững trên nền tảng của núi non, đồi gò, của rừng xanh nước biếc, mưa thuận gió hòa, người Vĩnh phúc sống hạnh phúc, an lành, thân thiện… đã làm nên những giá trị tinh thần sống mãi với thời gian: đó là Kiến trúc, Mỹ thuật, Lễ hội, Văn nghệ dân gian tưng bừng, mê say…mà đến nay vẫn không bị mai một, được phát huy ở tầm cao mới với tinh thần năng động, sáng tạo.
Tinh thần đó đã hun đúc nên bao nhiêu tinh hoa từ thời Đồng Đậu trong tiến trình Đồng Đậu – Gò Mun – Phùng Nguyên, rồi Văn Lang với Năng Thị Tiêu…,Hai Bà Trưng,Lý Bôn, Nguyễn Khoan, Trần Nguyên Hãn, Quận Hẻo, Nguyễn Danh Phương, rồi Đội Cấn, Nguyễn Thái Học, Kim Ngọc…Cùng với đó là tinh hoa khoa bảng với 89 vị đỗ hàng đại khoa: từ Trạng nguyên Phạm Công Bình (triều Lý) đến danh sỹ Đỗ Khắc Chung (thời Trần), “Tứ nguyên” Phí Văn Thuật- phó Tao đàn nguyên súy triều Lê Thánh Tông thịnh trị, “Lưỡng Quốc trạng nguyên” Triệu Thái, Tể tướng Nguyễn Duy Thì thời Lê – Trịnh … Cả một hệ thống văn miếu, văn chỉ, văn từ, những “làng Tiến sỹ”… vẫn hiện hữu… có thể nói Vĩnh Phúc là vùng đất “ anh hào góp mặt”…
Để hôm nay- một Vĩnh Phúc đã và đang vươn lên thành một tỉnh “ giàu có, phồn vinh nhất miền Bắc nước ta” theo lời dạy của Bác Hồ- một tỉnh công nghiệp phát triển, một thành phố lớn trong tương lai gần, với ý tưởng: một thành phố xanh- thành phố sinh thái- xoay quanh trục tâm linh – như một định hướng ưu tiên cho không gian kiến trúc, để cư dân Vĩnh Phúc sống trên đó, những ai đến lập nghiệp, đầu tư, du khách đến tham quan du lịch… được thụ hưởng một cuộc sống an lành, hạnh phúc trong môi trường tinh thần thanh cao, được bao bọc, che chở bởi những giá trị thiêng liêng cao cả, nhân ái mà từ ngàn xưa đã sinh tụ ở đất này. Đó là khát vọng của bao thế hệ, là tư tưởng của sự phát triển bền vững,có ý nghĩa minh triết để tạo ra môi trường tốt lành cho con người tồn tại mà khai mở, sinh sôi, phồn thịnh- cái gốc nảy nở một đời sống tinh thần giàu có, thanh cao… Vĩnh Phúc với tín ngưỡng thờ Mẫu- Quốc Mẫu- với quyền năng sinh sôi, nuôi dưỡng che chở cho con người, nơi con người có cơ hội phát tâm, thiện nguyện để trở nên vô ngã, hướng thiện, luôn được cảm thấy bình an… lại là nơi dung hợp với tín ngưỡng thờ Phật (mà đạo Phật là đạo của giác ngộ và thực hành, đến Việt Nam càng trở nên từ bi, bác ái). Vĩnh Phúc- “Tây Thiên tổ ấn khơi dòng việt”- “Chốn Tổ Thiền”. Đó là di sản quý báu, tự hào mà người dân Vĩnh Phúc được thụ hưởng, gìn giữ và phát huy…, đó cũng là tiềm năng, nguồn lực để Du lịch Vĩnh Phúc khởi sắc, nhất là trong bối cảnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội. Đến nay, Vĩnh Phúc đã có nhiều khu du lịch quy mô quốc gia, với cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, hiện đại, tạo ra loại hình du lịch đậm nét văn hóa, tiến tới giá trị cao là Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch, đáp ứng nhu cầu và có sự hấp dẫn du khách thập phương…
ST