Đền Bà là một trong những điểm đến du lịch Vĩnh Phúc rất hấp dẫn du khách đến thăm, mỗi khi có dịp đến tỉnh này. Đền nằm ở thôn Vị Thanh, xã Thanh trù, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đền Bà được xây dựng trên một mô đất cao, có không gian rộng và rất thoáng, hiện lên vẻ cổ kính, trang nghiêm. Từ lâu, nhiều người tìm về đền Bà để dự lễ hiến trâu truyền thống với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.
Đền Bà
Đền Bà được xây dựng trên một mô đất cao, có không gian rộng và rất thoáng, hiện lên vẻ cổ kính, trang nghiêm.
Án ngữ trước đền Bà là đầm Vạc rất rộng, ngôi đền này ẩn hiện dưới những tán cây xanh với mái ngói rêu phong màu thời gian, khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình của vùng Bắc Bộ. Một sự liên tưởng rất thú vị về không gian đặc trưng của đất Bắc, rất đỗi bình yên cũng như khác đặc trưng, mà các web du lịch đều có rất nhiều bài viết và thông tin thường xuyên đề cập.
Sở dĩ gọi là đền Bà vì nơi đây tương truyền là nơi có nữ tướng Thanh Nương người đã giúp Hai Bà Trưng đánh giặc. Đền Bà được xây dựng vào thời nhà Nguyễn, cuối thể kỉ 19, kiến trúc của ngôi đình gồm có 3 tòa nhà theo mô hình chữ “công”: Trong đó tiền tế có 5 gian, hậu cung có 3 gian, và 1 gian ống. Toàn bộ ngôi đình được nâng đỡ bởi 32 cột gỗ vững chãi, dưới mỗi chân cột được kê đá, ở trên mái ngói được lơpk theo lối ngói mũi truyền thống.
Một điểm đặc sắc trong kiến trúc đền Bà cần kể đến là ở đây có nhiều đường nét chạm khắc rất độc đáo, tinh xảo, thể hiện được tay nghề cao của nghệ nhân xưa. Điều này được thấy rõ ở những hình rồng ở trong các bức cuốn, gồm có các hình rồng chầu mặt trời, rồng cuốn rất bắt mắt. Đây cũng là điều góp phần tạo nên một đền Bà trang nghiêm, uy nghi.
Bên cạnh đó, khi đến với đền Bà du khách còn có dịp tận mục sở thị 4 bộ long ngai và các bức hoành phi, câu đối Hán tự lâu đời, hay các cổ vật, tất cả đều đươc trang trí rất cầu kì. Bên cạnh những giá trị vật thể, đền Bà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị phi vật thể khác, trong đó phải kể đến lễ hội tế trâu được diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 tháng 10 âm lịch.
Lễ này rất công phu, bắt đầu từ việc chọn trâu lễ, chọn người nuôi trâu lễ, làm chuồng…Đến ngày lễ tế trâu diễn ra, đoàn người làm lễ trịnh trong trong trang phục áo đỏ, có kiệu bát cổng, chiêng, trống rộn ràng trong tiếng reo hò của dân làng, cùng hàng trăm bó đuốc được đốt lên.
Sau đó lễ tế trâu được diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống, trịnh trọng như tắm cho trâu, nghinh thánh, hiến trâu. Tiếp theo phần lễ sẽ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc khác, kéo dài hết ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Có dịp thực hiện một tour đi Vĩnh Phúc, đến với đền Bà du khách sẽ có cơ hội để tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc lâu đời của người dân Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, tham quan đền Bà, du khách còn thưởng lãm bức tranh quê an lành với cảnh quan thanh bình. Cảnh quan, kiến trúc và ý nghĩa của điểm đến khiến nơi này xứng đáng là nơi dừng chân ghé thăm khá tiêu biểu của mọi du khách, trong hành trình khám phá Vĩnh Phúc của mình.
ST