Cập nhật: 18/12/2016 09:22:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Tự tin là nền tảng giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và là chìa khóa dẫn chúng tới thành công, chính điều này giúp tăng thêm mối quan hệ với bạn bè, để sống được hạnh phúc hơn…đặc biệt con trẻ nhưng bằng cách nào?

Sau đây là 10 cách thúc đẩy lòng tự tin ở trẻ:

1. Cho trẻ biết rằng bạn đang yêu thương chúng

Đây là lời khuyên quan trọng nhất, hãy để con trẻ biết rằng không chỉ có tình yêu thương của bố mẹ mà còn là chấp nhận sự “tồn tại” của trẻ. Làm thế nào để có được điều đó, đơn giản hết sức: bạn hãy trò chuyện với trẻ, nói cho trẻ biết với những cử chỉ thật âu yếm ngọt ngào.

2. Dẫn dắt bằng các ví dụ

Điều cần thiết trong cuộc sống là dẫn dắt con trẻ bằng những ví dụ, những dẫn chứng. Hãy truyền cảm hứng cho con trẻ bằng cách chỉ cho chúng thấy rằng hãy yêu chính mình. Để làm được điều này hãy cố gắng thử làm những điều mới lạ và hãy biến chúng thành hiện thực và trên hết đừng đánh mất bất cứ điều gì.

3.  Hãy dành thời gian cho con trẻ

Hãy cùng vui đùa với con trẻ và hãy lắng nghe những gì trẻ nói. Quan tâm đến những hoạt động vui chơi của trẻ, những người bạn của chúng, những khó khăn gặp phải, những niềm vui và nỗi buồn. Khi bạn chơi với trẻ hãy để trẻ là người dẫn dắt, tất nhiên bạn phải chấp nhận những đề xuất của trẻ!

4. Hãy nhất quán

Trẻ em cần có những giới hạn và những nguyên tắc nhất định. Chính những điều đó giúp trẻ thấy an toàn hơn và góp phần vào sự tin tưởng bản thân. Hãy cho trẻ biết những gì bạn đang mong đợi ở trẻ và tốt hơn hết nên giải thích cho trẻ hiểu những hậu quả từ việc trẻ không tuân thủ những nguyên tắc! Tuy vậy vẫn có những lời khen ngợi khi con trẻ làm tốt những điều mà bố mẹ mong đợi.

5. Tạo ra những hoạt động bổ ích cho con trẻ

Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, chính những hoạt động này khiến cho con trẻ thích thú và từ đó tạo nên lòng tự tin. Đôi khi có những hoạt động khiến con trẻ không cảm thấy thích thú hài lòng, nhung như vậy không có nghĩa dừng lại!

6. Quan tâm đến những nổ lực của trẻ

Luôn cố gắng cho trẻ thử làm những điều mới, động viên con trẻ tham gia nhiều hoạt động. Dĩ nhiên đừng quên lời động viên trẻ ngay cả khi những kết quả đạt được không như kỳ vọng như ban đầu. Tuy nhiên nên tránh những lời khen “quá mức”, thay vào đó là những lời tâm sự về những thành công cũng như những thất bại mà bạn gặp phải khi bạn còn là con trẻ!

7. Hãy giúp con trẻ sửa chữa những sai lầm

Trong cuộc sống không ai không vấp những sai lầm! Có những lỗi lầm khá nghiêm trọng mà đôi khi cần tìm hiểu “căn nguyên”. Tuy nhiên điều này chẳng dễ chút nào khi trẻ còn quá nhỏ. Khi con trẻ mắc những sai lầm, bạn hãy nên dành thời gian cùng ngồi lại với con trẻ, hãy trao đổi về những điều trẻ nên làm cho những lần sau và đưa ra lời khuyên giúp trẻ có thể kiểm soát hành vi cũng như nỗii “bực nhọc”!

8. Nên “gán” cho trẻ một số trách nhiệm

Khuyến khích trẻ tham gia vào những công việc hàng ngày của gia đình. Thật vậy dù trẻ ở độ tuổi nào cũng sẽ có một số công việc mà trẻ có thể tự hoàn thành hoặc có sự trợ giúp tối thiểu của bố mẹ. Chính điều này giúp trẻ cảm thấy hữu ích và quan trọng!

9. Hãy để cho trẻ có sự lựa chọn

Điều quan trọng là nên để trẻ làm theo sự lựa chọn riêng. Bố mẹ không nên luôn luôn hiện diện ở đó mà nên đứng đằng sau! Hãy để chính bản thân trẻ tìm cách giải quyết vấn đề và để cho trẻ hiểu rằng trẻ vẫn có “quyền lựa lựa chọn và có quyết định” trong cuộc sống!

10. Tạo môi trường sống yên tĩnh

Ngôi nhà sẽ là nơi an toàn và thân thương nhất đối với trẻ, nơi đó trẻ được vui chơi một cách hồn nhiên, nơi mà trẻ có thể biểu lộ những suy nghĩ, những hành động mà không hề sợ có sự “phán xét” nào! Hãy tôn trọng trẻ, các thành viên trong gia đình cũng cần sự tôn tôn trọng và thương yêu nhau, ngoài ra trong gia đình bố mẹ nên tránh những cãi vã to tiếng trước mặt con trẻ!

BS. Ái Thủy

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm