biếc, phong cảnh hữu tình, nằm trong sơn hệ thuộc cánh cung Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm, Tam Đảo. Trong quá trình kiến tạo của vỏ trái đất, các nhân tố nội sinh: cấu tạo nham thạch, vận động kiến tạo, kiến trúc địa chất sản sinh ra cho mảnh đất này nhiều tiềm năng du lịch, trong đó có nhiều các loại hình du lịch hang động như: khảo cổ học, tâm linh, lịch sử, mạo hiểm… đang thu hút các nhà khoa học, du khách trong nước, quốc tế đến tìm hiểu khám phá hang động, vùng đất và con người nơi đây.
Hang Phượng Hoàng - Ảnh: Khắc Thiện
Tiềm năng hang động khảo cổ học
Hang Phiêng Tung
Hang Phiêng Tung hay còn gọi là hang miệng hổ, trong quần thể di chỉ khảo cổ học Hang Phiêng Tung - mái đá Ngườm, có độ cao hơn 50m, thuộc xã Thần Sa huyện Võ Nhai. Hang cao khoảng 7m, sâu 20m, có 2 tầng; tầng trên hẹp, không chứa di chỉ khảo cổ nhưng chứa các thạch nhũ đẹp; tầng dưới, các nhà khảo cổ học đã thu được 659 hiện vật đá chủ yếu là các mảnh tước nhỏ về các công cụ ghè đẽo thuộc trung kỳ thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam, cách ngày nay khoảng 18.000 đến 30.000 năm.
Hang Ốc
Nằm ở xóm Phổ, xã Bình Long huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 70km. Khu vực này còn nhiều hang động đẹp như: Hang Trâu, Hang Cá và hang Nà Vật. Hang Ốc là nơi phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học về các địa tầng, di tích, di vật đá. Theo tài liệu, hiện vật của Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên thì: Hang Ốc là một di chỉ khảo cổ học thờ kỳ tiền sử, là di chỉ cư trú của cư dân Bắc Sơn có niên đại phổ biến khoảng 6000-7000 năm cách ngày nay.Theo đánh giá bước đầu của các nhà nghiên cứu, Hang Ốc là một di chỉ khảo cổ học có giá trị, là nơi có nhiều điều kiện sinh sống của người tiền sử trong một thời gian dài.
Tiềm năng du lịch hang động gắn với tâm linh
Chùa Hang (Định Hóa)
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 2 Chùa Hang, Chùa Hang thuộc huyện Định Hóa và Chùa Hang thuộc huyện Đồng Hỷ không ít người đã từng nhầm lẫn về hai địa danh này. Chùa Hang được nhắc ở đây là Chùa Hang Định Hóa. Do Đại đức Thích Thanh Thắng, Phó Ban Trị sự- Tỉnh hội Phật giáo Thái Nguyên trụ trì Thuộc Thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60km về phía Tây Bắc ngay trung tâm thị trấn Chợ Chu. Đây là một quần thể gồm: Hang Trên, miếu Mẫu, nhà Tam quan, Hang Dưới, Bàn thờ Phật, tấm bia cổ thời Nguyễn và chuông cổ. Trong lòng hang rất rộng, điểm độc đáo ở đây là bên trong có nhiều điểm nước chảy lâu ngày tạo nên những “ruộng cô tiên” cho tới nay chiều dài của hang thông đến đâu vẫn là một bí ẩn. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Chùa Hang được chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ bí mật.
Chùa Hang (Kim Sơn Tự)
do Đại đức Thích Nguyên Thanh trụ trì. Trong hang có nhiều bài thơ cổ được khắc trên vách đá, là nơi tốn khá nhiều giấy mực thi, họa của các bậc tao nhân mặc khách. Chùa Hang nằm trong lòng 3 ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước là dòng Sông Cầu uốn lượn. Qua tam quan Chùa Hang, hai bên trái phải có hai tượng hộ pháp Khuyến thiện- trừ ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Trong hang có nhiều ngóc ngách, có cửa trước cửa sau nên không khí thông thoáng, cảnh quan u tịch thâm nghiêm. Chùa Hang còn là cơ sở kháng chiến thời chống Mỹ.
Loại hình có tiềm năng du lịch hang động bí ẩn dành cho những người thích thám hiểm
Hang Huyện
Hang Huyện thuộc thôn Làng Tràng, xã Tràng Xá, Võ Nhai. Trong hang rất đẹp, mát lạnh tạo thành các tòa đá như những ngôi nhà của thiên nhiên. Hang Huyện có chiều dài hun hút, thỏa sức chinh phục thiên nhiên trong lòng núi khi còn chưa biết đâu là điểm cuối. Đi đến Hang Huyện phải đi bè suối. Tương truyền, khi giặc Cờ Đen tràn xuống cướp bóc dân lành, người dân đã kéo vào hang trốn giặc, bị giặc phát hiện, chúng đã cho nổ bồ thuốc nổ ở cửa hang làm chết “cả một huyện người”. Cái tên Hang Huyện được bắt đầu từ đó. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hang Huyện đều là cơ sở bí mật của quân đội ta. Vì thế trong hang còn nhiều di tích ghi dấu sự kiện lịch sử.
Hang Chùa
Hang Chùa nằm dưới chân Núi Ỏn, thuộc xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ khu vực này còn phát hiện nhiều hang động và cảnh đẹp như: Hang núi Đá Vỡ, động Khe Tiên, hang Chùa khe Đà, nhiều tích chuyện, truyền thuyết gắn với hang Chùa… từ dưới chân núi lên tới hang khoảng 400 - 500m. Hang Chùa có 3 tầng, mỗi tầng có một vẻ đẹp khác nhau, sâu, rộng nhất là tầng 1 nhiều phiến đá phẳng, nhiều ngõ ngách. Tầng 2 đi sâu vào khoảng 200m có hình 2 cây Cọ, nhiều cảnh đẹp. Tầng 3 cao và rộng, dưới đáy hang là những làn đá nước chảy qua mát lạnh. Khi bình minh lên, ánh sáng hắt vào cửa hang, Hang Chùa hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được ban tặng từ thiên nhiên Văn Lăng.
Tiềm năng du lịch hang động, danh lam thắng cảnh đẹp
Hang Phượng Hoàng Suối, Mỏ Gà
Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45km, là một địa điểm di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Thời kỳ cách mạng hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà là căn cứ của đội cứu quốc quân II và quân du kích Phú Thượng. Thu hút đông khách du lịch vào mùa hè. Hang gồm có 3 tầng: Phóng tầm mắt quan sát từ các tầng thượng hang Dơi, tầng giữa hang Sáng, tầng cuối hang Tối. Là một tác phẩm thiên tạo làm say đắm lòng người. Dưới chân núi có hang Suối Mỏ Gà, cửa hang rộng chừng 10m, cao từ 2 – 7m , nước mát lạnh.Từ cửa hang Mỏ Gà, suối tạo thành một thác nước đổ ào ào tung bọt trên những khối đá lớn, giữa đại ngàn tràn ngập màu xanh.
Quần thể hang động Khu du lịch Hồ Núi Cốc
Ngoài hệ thống hang động đẹp tự nhiên, Thái Nguyên còn có cả một hệ thống hang động nhân tạo. Huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên còn có Khu du lịch Hồ Núi Cốc với hệ thống hang động, đẹp và ly kỳ, dựa trên các câu chuyện huyền thoại như động: Âm Phủ, Thủy Cung, Huyền Thoại Cung, Động 3 cây Thông, huyền thoại sông Công, núi Cốc. Hệ thống ánh sáng, thiết bị âm thanh, khí hậu mát mẻ. Đến với quần thể hang động Hồ Núi Cốc du khách sẽ có một trải nghiệm thú vị về tâm linh, sinh thái, đang thu hút hàng vạn lượt khách du lịch mỗi năm.
ST