Do tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế xã hội toàn cầu. Khái niệm du lịch xanh được hình thành với định hướng tạo ra nhiều việc làm bền vững, đóng góp vào công tác bảo tồn, phát triển văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên, góp phần đẩy mạnh kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo.
Phong cảnh hồ Bò Lạc - Sông Lô
Theo UNWTO và UNEP (2012), đầu tư vào việc xanh hóa ngành du lịch có thể giúp giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải. Từ đó giúp tăng cường các giá trị về đa dạng sinh học các hệ sinh thái và di sản văn hóa. Đồng thời khách du lịch đang có đòi hỏi ngày càng lớn hơn đối với du lịch xanh. Qua khảo sát thấy rằng hơn 1/3 số khách du lịch sẵn sàng trả thêm 2-40% chi phí để trải nghiệm du lịch thân thiện với môi trường. Du lịch đại chúng truyền thống đã phát triển đến giai đoạn ổn định. Trong khi du lịch sinh thái, tự nhiên, di sản, văn hó và khám phá “mềm” được dự báo sẽ phát triển mạnh trong hai thập niên tới
Du khách hòa mình cùng thiên nhiên
Để phát triển du lịch xanh, công tác quy hoạch và quy hoạch định hướng chiến lược là bước đi cần thiết đầu tiên. Yêu cầu của các chiến lược phát triển du lịch là chính quyền địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp cần thiết lập các cơ chế phối hợp với các bộ ngành trung ương quản lý môi trường, năng lượng, lao động, giao thông, y tế, tài chính, an ninh và các lĩnh vực liên quan khác. Cần đề ra các yêu cầu rã ràng, cụ thể trong các lĩnh vực như phân vùng, khu vực cần được bảo vệ, các quy định về môi trường, lao động, tiêu chuẩn đối với sản phẩm nông nghiệp, các yêu cầu về y tế, sức khỏe liên quan đến năng lượng, chất thải và vệ sinh.
Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái, di sản văn hóa rất lớn rất có điều kiện để phát triển du lịch xanh. Mong rằng trong thời gian tới được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đầu tư cho du lịch xanh phát triển.
ST