Cập nhật: 20/12/2016 09:38:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Đền Bà còn có tên gọi khác là đền Vị Thanh. Ngôi đền được xây dựng trên một khu đất khá cao, rộng và thoáng  ven đầm Vạc, ngày nay thuộc thôn Vị Thanh, xã Thanh Trù, thị xã Vĩnh Yên.

 

Mỗi người đến đây như lạc vào vùng đất hoang sơ, đậm chất Việt Nam, trước đền là mặt đồng rộng mênh mông, những bóng cây trải dài dưới mặt nước, đôi lúc vài cơn gió thổi ngang qua là tán cây rung rinh, mái ngói phủ đầy rêu phong ẩn hiện  bến nước sân đình quen thuộc của người Việt Nam. Trong cái không gian yên tĩnh của nơi đồng quê, ngôi làng hiện lên thêm phần cổ kính, uy nghiêm.

Ngôi đền được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, vào thời nhà Nguyễn, có một vị tướng tên là Thanh Nương bà rất tài giỏi trong việc đánh giặc và có công phò giúp Trưng Nữ Vương đánh giặc cứu nước, nhân dân vì cảm kích công lao của bà mà lập đền thờ và gọi là Đền Bà.

 

Kiến trúc ở ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc này được bố trí theo chữ công theo cấu trúc 5- 3- 1- 3. Tiền tế 5 gian, 2 mái bít đốc có cửa gỗ bức bàn, 1 gian ống và 3 gian hậu cung. Những chạm khắc trong đền Bà tuy không phải là những đường nét sắc sảo nhưng lại rất sắc nét và điêu luyện. Những hình rồng ở đây được điêu khắc rất tinh tế, những con rồng được khắc trong tư thế khác nhau rất sinh động. Những cổ vật ở ngôi đền này chính là các bức hoành phi, câu đối chữ Hán… đã được gia công rất công phu và cầu kỳ.

Đền Bà được công nhận là di tích văn hóa phi vật thể, trong đó có lễ hội tế trâu diễn ra rất độc đáo vào ngày 13, 14, 15 tháng 10 âm lịch. Với các nghi thức Lễ cáo, rước bàn thờ bộ hạ, dẫn trâu ra sân đình. Trong tiếng rèo hô cổ vũ, tiếng trống, tiếng chiêng làm không khí còn thêm vui vẻ.

Nhưng ngày nay người ta phản đối việc tế trâu xem đây là một tập tục cổ hủ và cần được loại bỏ. Người xa đều nói rằng con trâu là bạn của nhà nông, ngày xưa người ta cấm làm thịt trâu vì nó là công cụ chính trong việc làm ruộng gia tăng sản xuất. Tuy bây giờ công nghệ tiên tiến người ta không còn sử dụng trâu trong việc cày ruộng nữa nhưng nó vẫn là một “người bạn” của nông dân. Chính vì vậy mà nghi lễ tế trâu được nhiều người nhận xét là khủng khiếp, khi đem trâu ra đền thờ người ta tắm cho trâu, làm lễ bái tế và cuối cùng là hiến tế trâu, có đến hàng trăm con trâu bị giết vào ngày này, nên người ta cảm thấy thật đáng sợ.

Tuy vậy nhưng đây cũng được xem là một nghi thức truyền thống đối với người dân nơi đây. Ngoài đến tham quan chiêm ngưỡng những cảnh quan thanh bình nơi đây, mọi người còn được tham gia vào những lễ hội khác như lễ hội nông nghiệp mang những giá trị tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

 

ST

 

Tệp đính kèm