Cập nhật: 07/01/2017 08:38:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Huyện Yên Lạc được hình thành từ lâu đời. Đến năm 944, sau khi Ngô Quyền mất, Yên Lạc vẫn là nơi đất rộng phì nhiêu, cư dân trù phú. Nguyễn Khoan lấy nơi này làm địa bàn cát cứ, chiếm giữ toàn bộ vùng Tam Đới, gói gọn huyện Yên Lạc. Trị sở Vĩnh Mỗ, Minh Tân, lập thành Nguyễn Gia Loan, ước chừng 104km2, chống lại 11 sứ quân khác. Từ thời Đinh trở lại đây, có 67 năm Yên Lạc thuộc phân phủ Vĩnh Tường, đến 1899 huyện Yên Lạc lại tái lập, tồn tại và phát triển tới ngày nay.

 

Đầu thế kỷ XX, Yên Lạc có 8 tổng 60 làng. Là vùng thuần nông, người dân đã định canh định cư khá sớm, nên việc xây dựng hương ước và tế lễ thần linh mau chóng tiến hành, xác lập văn bản để chế định trật tự kỷ cương. Từ 1903 đến 1927 tăng tổng số và biên chế lại đơn vị làng, có xáo trộn chút ít. Bản liệt kê dưới đây căn cứ vào danh mục thời Minh Mạng còn lưu giữ và bản khai của các hương chức thời Pháp thuộc.

Tổng Lưỡng Quán:

Làng Tràng Lan thờ 3 vị: Thông, Từ, Gia. Có 1 bản thần tích, 2 đạo sắc phong.

Làng Dương Cốc thờ 2 vị: Khoan Khoáng, Thịnh Tú. Có 1 bản thần tích, 13 đạo sắc phong.

Làng Mai Khê thờ 2 vị: Bát Lang, Vĩnh Hoa. Có 1 bản thần tích.

Làng Phần Xa thờ 2 vị: Dực Công, Lão Long.

Làng Sa Khoát thờ 3 vị: Tân Lang, Thuỷ Hải Long Vương, Thuỷ Tinh Công chúa. Có 2 bản thần tích, 8 đạo sắc phong.

Làng Trung Hà thờ 1 vị: Linh Giang.

Làng Yên ổn thờ 1 vị: Lão Long. Có 1 bản thần tích, 10 đạo sắc phong.

Xã Dương Cốc: hương ước 11 trang, năm 1935.

Làng Mai Khê: tục lệ 7 trang, khai năm 1942.

Làng Phần Sa: hương ước 8 trang, khai năm 1937.

Làng Sa Khoát: hương ước 8 trang, khai năm 1937.

Làng Tràng Lan: hương ước 77 trang, năm 1932.

Làng Yên ổn: tục lệ 15 trang năm 1942

Tổng Nhật Chiểu

Làng Cẩm La thờ 2 vị: Quý Minh, Hồng Mỵ Nương. Có 1 bản thần tích, 16 đạo sắc phong.

Làng Cẩm Viên thờ 2 vị: Bàn, Quốc. Có 1 bản thần tích, 7 đạo sắc phong.

Làng Cổ Nha thờ 1 vị: Tản Viên Sơn Thánh.

Làng Nhật Chiêu thờ 2 vị: Quách Gia Nương, Bạch Hạc Cảm Hoá. Có 2 bản thần tích.

Làng Trung Yên thờ 1 vị: Tản Viên. Có 1 bản thần tích, 2 đạo sắc phong.

Xóm Hiến thờ 1 vị: Tản Viên. Có 1 bản thần tích, 2 đạo sắc phong.

Làng Cẩm La: Hương ước 19 trang, khai năm 1935.

Làng Cẩm Trạch: Hương ước 14 trang, khai năm 1935.

Làng Đại Tự: Hương ước 7 trang, khai năm 1942.

Làng Tự Hạ: Hương ước 13 trang, khai năm 1936.

Tổng Thư Xá

Làng An Nghiệp thờ 2 vị: Bích Đống, ả Nàng. Có 1 bản thần tích, 2 đạo sắc phong.

Làng Bình Lâm thờ 2 vị: Bạch Hạc Tam Giang, Nhang Đạo Hoàng thái tử. Có 1 đạo sắc phong.

Làng Đông Mẫu thờ 2 vị: Cao Sơn, Quý Minh. Có 7 đạo sắc phong.

Làng Đồng Tâm thờ 1 vị: Văn Trường. Có 1 bản thần tích, 6 đạo sắc phong.

Làng Kẻ Địa thờ 2 vị: Bạch Hạc Tam Giang, Nhang Đạo hoàng thái tử. Có 1 đạo sắc phong.

Làng Lâm Xuyên (Kẻ Lâm) thờ 3 vị: Bạch Hạc Tam Giang, Quý Minh, Bản thổ Chính thần. Có 8 đạo sắc phong.

Làng Nho Lâm (Kẻ Lầm) thờ 1 vị: Bạch Hạc tam giang. Có 6 đạo sắc phong.

Làng Lũng Hạ thờ 1 vị: Quý Minh. Có 1 bản thần tích, 5 đạo sắc phong.

Làng Yên Tâm thờ 2 vị: Bích Đống, ả Nương. Có 1 bản thần tích, 6 đạo sắc phong.

Làng Răm thờ 1 vị: Văn Trường. Có 1 bản thần tích, 6 đạo sắc phong.

Làng Bình Lâm: Hương ước 39 trang, khai năm 1932.

Làng Đông Mẫu: Tục lệ 18 trang, khai năm 1935.

Làng Đồng Tâm: Hương ước 10 trang, khai năm 1935.

Làng Lâm Xuyên: Hương ước 15 trang, khai năm 1935.

Xã Lũng Hạ: Hương ước 50 trang, khai năm 1932.

Làng Lũng Thượng: Hương ước 19 trang.

Thôn Man Để: Hương ước 14 trang, khai năm 1935.

Xã Nho Lâm: Hương ước 56 trang, khai năm 1932.

Thôn Phù Lưu: Hương ước 10 trang, khai năm 1935.

Xã Tảo Phú: Hương ước 12 trang, khai năm 1942.

Tổng Vân Đài

Thôn Cẩm La, thờ 2 vị: Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có 1 bản thần tích.

Thôn Đông Cao, thờ 1 vị: Thiên Giới Hùng Liệt. Có 1 bản thần tích, 15 đạo sắc phong.

Thôn Gia Phúc thờ 2 vị: Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có 1 bản thần tích, 5 đạo sắc phong.

Làng Xuân Đài thờ 2 vị: Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có 1 bản thần tích, 15 đạo sắc phong.

Làng Nghinh Tiên thờ 1 vị: Vĩnh Hoa Long. Có 1 bản thần tích, 1 danh mục sắc phong.

Làng Yên Đài thờ 2 vị: Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có 8 đạo sắc phong.

Thôn Gia Phúc: Hương ước 10 trang, khai năm 1942.

Làng Tiên Đài: Hương ước 19 trang, khai năm 1942.

Xã Xuân Đài: Tục lệ 20 trang, khai năm 1935.

Tổng Yên Lạc

Làng Báo Văn thờ 1 vị: Khoan Khoáng. Có 2 bản thần tích, 14 đạo sắc phong.

Làng Đồng Lạc thờ 1 vị: Dương Đông. Có 2 bản thần tích, 13 đạo sắc phong.

Làng Hùng Vĩ thờ 1 vị: Lân Hổ. Có 1 bản thần tích, 12 đạo sắc phong.

Tổng Đông Lỗ

Thôn Đông: Hương ước 15 trang, khai năm 1936.

Thôn Đoài: Hương ước 16 trang, khai năm 1935.

Xã Lạc Trung: Hương ước 15 trang, khai năm 1942.

Thôn Thiệu Tổ: Hương ước 7 trang, khai năm 1942.

Thôn Trung Hậu: Hương ước 7 trang, khai năm 1942.

Thôn Xuân Chiếm: Hương ước 15 trang, khai năm 1942.

Làng Lỗ Quỳnh: Hương ước 14 trang.

Làng Tiên Mỗ: Hương ước 12 trang

Tổng Hồn Ngạc

Xã Cốc Lâm: Tục lệ 45 trang, khai năm 1923.

Thôn Cổ Tích: Hương ước 15 trang, khai năm 1942.

Làng Cung Thượng: Hương ước 41 trang, khai năm 1926.

Làng Dịch Đồng: Hương ước 18 trang, khai năm 1935.

Xã Yên Quán: Tục lệ 10 trang, khai năm 1935.

Làng Đại Nội: Hương ước 14 trang

Thôn Vật Cách: Hương ước 11 trang

Thôn Tri Chỉ: Tục lệ 13 trang

Tổng Phương Nha

Làng Đinh Xá: Hương ước 51 trang, khai năm 1932.

Xã Phú Phong: Hương ước 51 trang, khai năm 1924.

Làng Yên Thư: Hương ước 23 trang, khai năm 1942.

Căn cứ vào thống kê trên ta biết danh mục thần vị được khai vào năm 1938, do trường Viễn Đông Bác Cổ tổng điều tra. Lúc này đình, đền còn nguyên vẹn, thần tích, thần sắc có đủ. Còn hương ước là văn bản ghi chép về lệ tục của mỗi làng, do tự làng đó xây dựng nên. Theo các nhà nghiên cứu, hương ước xuất hiện từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497).

Năm 1921, chính quyền Bảo Hộ Pháp nghiên cứu hương ước của làng xã, định ra 82 điều, căn cứ vào tục lệ vốn có, kế thừa phong tục truyền thống của mỗi làng, uốn nắn lại cho phù hợp với luật pháp bảo hộ. Bản khai hương ước kéo dài từ 1923 đến 1942, chứng tỏ rằng muốn thiết lập một nền văn hoá đáp ứng với thời đại, không phải chốc lát mà xây dựng được, mà phải phát động sự tự giác trong quần chúng.

ST

Tệp đính kèm