Cập nhật: 26/03/2017 16:25:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Những kinh nghiệm dưới đây sẽ là cần thiết cho những ai muốn xách ba lô lên và đi xuyên Việt.

Đối với những phượt thủ thực hiện chuyến xuyên Việt có thể là một mơ ước tuy nhiên có nhiều người đã thực hiện được. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ là cần thiết cho những ai muốn xách ba lô lên và đi xuyên Việt.

Lựa chọn lịch trình

Việc vạch ra những hành trình muốn đi trong thời gian xuyên Việt là một trong những điều kiện để quyết định một chuyến du lịch xuyên Việt của bạn có diễn ra trọn vẹn hay không. Theo kinh nghiệm của những phượt thủ đã thực hiện thành công chuyến xuyên Việt thì mỗi chuyến đi nên chỉ đi qua từ 10 tới 15 địa điểm trong khoảng thời gian từ 10 tới 30 ngày. Trong đó những điểm bạn nên tới như Tây Bắc, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tây Nguyên, Đà Lạt, Sài Gòn, những địa điểm du lịch miền tây...

Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh là hai trục đường chính bạn có thể lựa chọn để thực hiện chuyến xuyên Việt của mình. Với tuyến quốc lộ 1A đi qua các đô thị chính, nhiều danh thắng nổi tiếng nhưng đông xe tải và vận tốc lưu thông thấp. Tuyến đường thứ hai là đường Hồ Chí Minh hoang sơ, băng rừng vượt núi, dân cư vắng vẻ và có đi qua những địa danh lịch sử thời kháng chiến. Bạn nên cân nhắc hành trình để lựa chọn con đường nào. Tốt nhất có thể kết hợp hai đường để có thể trải nghiệm và thăm thú nhiều hơn.

Việc tính toán phương tiện đi cũng rất quan trọng trong chuyến đi. Khi đi bạn có thể đi bằng xe máy, hoạch định trước xem có nên đi chiều về bằng xe máy hay không, bởi lẽ sau khi thực hiện chuyến đi sức lực của bạn đã giảm đáng kể vì thế cần tính toán tiếp tục đi bằng máy bay, tàu hỏa hay xe máy. Nếu đi bằng xe máy đến các chặng dừng đặc biệt nơi sông nước như những địa điểm du lịch miền tây bạn có thể gửi xe và đi bằng thuyền bè sau đó quay lại lấy xe để tiếp tục cuộc hành trình.

Tính toán thời gian cho mỗi hành trình

Việc dự trù thời gian cho toàn chuyến đi cũng như thời gian cho những địa điểm cụ thể có thể ảnh hưởng tới cả hành trình của bạn nếu không hợp lý. Theo kinh nghiệm để lại thì trung bình mỗi ngày bạn chỉ nên đi xe máy khoảng dưới 200km để có thời gian thăm thú nhiều hơn. Bạn cũng nên trừ hao thời gian phát sinh, gặp người thân, bạn bè ở những điểm bạn đến để tính toán thời gian một cách chính xác nhất.

Cũng tính toán thời gian đi để tránh trời tối, tránh đường đi ban đêm đặc biệt với miền tây sông nước, ở những điểm du lịch Cần Thơ hay những tỉnh khác thì việc đi trời tối sẽ rất nguy hiểm với bạn bởi kênh rạch, sông ngòi ở đây chằng chịt bạn sẽ gặp nguy hiểm khi đi trời tối.

Tìm hiểu kỹ nơi đến

Việc đem theo bản đồ hành chính Việt Nam với đầy đủ chi tiết về tuyến đường và chiều dài, sẽ giúp bạn xác định đường đi nhanh nhất, ngoài ra sử dụng điện thoại có bản đồ với định vị GPS cũng là giải pháp tốt cho bạn.

Việc tìm hiểu những địa danh bạn sẽ tới, những tập quán, món ăn, văn hóa của dân cư sẽ tốt với bạn. Những địa điểm ăn nghỉ rất cần , thông thường nhà nghỉ, khách sạn chỉ có ở xung quanh các địa danh du lịch, quanh bến xe hoặc nơi trung tâm. Để tiết kiệm cho phí bạn nên tìm phòng trọ, nhà nghỉ bình dân ven đường quốc lộ hay ở gần bến xe.

Chuẩn bị đồ đạc

Không nên mang quá nhiều đồ khi đi xuyên Việt, nó sẽ khiến bạn khó di chuyển, nhưng cũng không nên sơ sài, tránh việc phát sinh gây tốn kém cũng như không sẵn có trên đường. Những đồ dùng thiết yếu bao gồm quần áo, giấy tờ, thuốc men, máy ảnh… và quan trọng nhất vẫn là tiền. Nên chia đồ làm hai túi. Một túi với những đồ dùng quan trọng và luôn mang theo người. Túi còn lại là quần áo và những thứ có thể để lại xe mỗi khi cần đi bộ, để tránh mang vác nhiều. Những thứ quan trọng nhất như chìa khóa xe, tiền nên cất giữ kín đáo.

Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ bạn chỉ cần xách ba lô lên và đi thôi. Chúc các bạn sẽ có một chuyến xuyên Việt thành công, thú vị, và có hành trình gặp nhiều may mắn.

 

Sưu tầm

 

Tệp đính kèm