Cập nhật: 20/12/2017 10:10:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Những năm đầu  thập kỷ 60 của thế kỷ 20, khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đãcho xây dựng tại Tam Đảo một hệ thống hầm hào trú ẩn phục vụ cho trungương, vì Tam Đảo ở gần thủ đô Hà Nội, có khí hậu mát mẻ, có núi rừng hiểm trở che chắn, nên địch khó phát hiện. Mục đích của việc xây dựng hầm trú ẩn là để đảm bảo an toàn cho các đồng chí trong Bộ Chính trị khiđịch oanh tạc miền Bắc. Hệ thống hầm trú ẩn và hai nhà nghỉ của Trungương được triển khai xây dựng và hoàn thành ngay trong năm 1965, do trung đoàn 600, Bộ Tư lệnh Công binh thiết kế và xây dựng gồm có 5 hầm: 

 

Hầm số 1 tại khu nhà nghỉ biệt thự 18A, do Ban Quản trị Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng quản lý. Nhà nghỉ rộng 600 mét vuông, là nơi làm việc, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cảtrong những năm kháng chiến chống Mỹ cũng như những năm sau giải phóng miền Nam. Sinh thời đồng chí Lê Duẩn, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng thường xuyên về đây nghỉ ngơi và làm việc.Đồng chí Trần Đức Lương, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, hầu như là cách năm lại về đây nghỉ ngơi một hai tuần. Về hầm trúẩn: Được thiết kế ngay lối cửa phụ của nhà nghỉ. Hầm có hai cửa, một cửa vào và một cửa thoát hiểm. Đường hầm rộng 0, 9 mét, cao 2 mét, có 12 bậc xuống chiều dài 28 mét, được thiết kế hình chữ Z, tường chắn được xây bằng đá dày 1 mét, phía trên nóc hầm được kè một lớp đá dày 9 đến 10 mét, mặt trên được trồng cỏ và cây xanh xung quanh tránh sự phát hiện của máy bay địch.

Hầm số 2, tại nhà nghỉ biệt thự Trung ương 18B, do Ban Quản trị Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng quản lý. Về nhà nghỉ: Được thiết kế 3 tầng, rộng 500 mét vuông. Sinh thời Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường xuyên về đây làm việc, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho đến những ngày cuối đời. Nguyên Tổng Bí thư Trường Trinh cũng đã nhiều lần về đây nghỉngơi. Hầm trú ẩn được thiết kế gần nhà nghỉ, cửa vào hầm sát liền kề với cửa chính của nhà nghỉ. Hầm dài 27 mét, có 20 bậc lên xuống, một cửa vào, một cửa thoát hiểm, đường hầm rộng 0,9 mét cao 2 mét, trong hầm có phòng họp rộng 12 mét vuông, được xây toàn bộ bằng đá dày 1 mét, trên nóc hầm được kè đá dày 9 - 10 mét. Đứng ở cửa thoát hiểm dùng ống nhòm ta có thể quan sát được toàn bộ phía Tây của dãy núi Tam Đảo. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước hầm này đã một hai lần được Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp, chỉ huy vạch kế hoạch tác chiến. Trong hầm này trước đây được trang bị đầy đủ hệ thống điện thoại, điện lưới, có thể kê được bàn ghế, giường nằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu của Bộ Chính trị.

Hầm số 3 là hầm nhà Rông, tại hầm này cuối năm 1967 Bác Hồ đã về đây nghỉ và làm việc một thời gian ngắn. Hầm này được thiết kế hình cánh cung, ngay sát mép đường, nằm cạnh sườn núi, có một cửa vào và một cửa thoát hiểm, đường hầm dài 26 mét, rộng 0, 9 mét, cao 2 mét, được xây kè bằng đá dày 1 mét, trên nóc hầm kè lớp đá dày 7- 8 mét.

Hầm số 4, nằm giữa phía sau của khách sạn Ngôi Sao. Cũng như các hầm khác có một cửa vào và một cửa thoát hiểm. Đường hầm dài 28 mét, rộng 0,9 mét, cao 2 mét, xây bằng đá dày 1 mét, hầm này được thiết kế hình chữ chi đi lại lắt néo, bí mật, phía trên nóc hầm kè một lớp đá dày 7-8 mét..

Hầm số 5 (cạnh nhà nghỉ Công đoàn cũ) có hai cửa, một cửa vào và một cửa thoát hiểm, đường hầm được thiết kế hình chữ Z, dài 26 mét, rộng 0, 9 mét, cao 2 mét, trên nóc hầm được phủ một lớp đá dày từ 7-8 mét.

Cả 5 hầm trú ẩn trên tuy được thiết kế ở 5 địa điểm khác nhau, nhưng kết cấu, kiến trúc, kích thước gần giống nhau, tạo thành một thế trận phòng thủ vững chắc liên hoàn, nằm tại trung tâm thị trấn Tam Đảo hàm chứa nhiều ý nghĩa lịch sử.

Hệ thống hầm trú ẩn nằm trên dãy núi Tam Đảo trong những năm kháng chiến chống Mỹ là một nơi trú ẩn an toàn bí mật, đã che trở, bao bọc cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bên cạnh hệ thống hầm trú ẩn, còn có hai biệt thự nhà nghỉ Trung ương 18A và 18B, các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh... đãnhiều lần về đây làm việc và nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Vì vậy có thể khẳngđịnh hệ thống hầm trú ẩn của Bộ Chính trị nằm trên đỉnh núi Tam Đảo làmột chứng tích lịch sử, một địa bàn kháng chiến trong lòng đất.

 Tuy vậy, sau nhiều năm hoà bình, cùng với sự tàn phá khốc liệt của thời gian, sự phát triển của cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh du lịch thiếu sự quản lý chặt chẽ, nhiều khách sạn, nhà nghỉ đã xây dựng chen lấn, thậm chí có những hầm trú ẩn bị rác thải lấp đầy, cửa hầm đã xây bịt kín. Hiện nay hệ thống hầm này đã xuống cấp, bị nước thẩm thấu, hệthống điện bị hỏng, đi vào thăm, kiểm tra rất khó khăn

Vì một số hạn chế trên mà hệ thống hầm trú ẩn và nhà nghỉ của Trung ương Đảng được xây dựng từ thờì chống Mỹ không thu hút được sự quan tâm từ phía những nhà quản lý cũng như khai thác phục vụ tham quan du lịch. Như vậy là một chứng tích mang nhiều ý nghĩa lịch sử đang dần mấtđi, và cần được khôi phục lại./.

ST

Tệp đính kèm