Viêm xoang; viêm họng; viêm tai giữa hay tái phát; xơ hóa phổi vô căn... đó có thể là những biểu hiện nghi ngờ có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Tại Hội thảo khoa học chuyên ngành Tiêu hoá do BVĐK Nông nghiệp tổ chức, TTND.PGS.TS Nguyễn Duy Thắng – Nguyên Phó Giám đốc BVĐK Nông nghiệp cho biết, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch dạ dày trào lên thực quản có gây ra các triệu chứng hoặc tổn thương thực quản, họng, thanh quản hoặc đường hô hấp.
Theo PGS. Thắng, nhiều người nghĩ ợ nóng, ợ chua, buồn nôn... mới là bệnh lý dạ dày nhưng những biểu hiện dưới đây cũng có thể có liên quan đến GERD như tình trạng viêm xoang; viêm họng; viêm tai giữa hay tái phát; xơ hóa phổi vô căn.
Nội soi cho bệnh nhân GERD tại BVĐK Nông nghiệp.
Viêm xoang
“Cảm giác chảy nước mũi và cần phải làm sạch cổ họng liên tục có thể là do sự rò rỉ mũi - nhưng cũng có thể là do GERD. Axit trào ngược có thể di chuyển đến mũi và xoang (ví dụ khi nằm ngủ), và làm viêm mũi và xoang”- PGS. Thắng cho biết.
Vậy làm thế nào trào ngược axit có thể gây ra viêm xoang?. Giải đáp vấn đề này, PGS. Thắng cho biết, một là tiếp xúc với axit dạ dày có thể làm tổn thương lớp lót mũi, gây ra một loạt các phản ứng miễn dịch như viêm và cho phép nhiễm trùng. Nó cũng có thể kích thích các dây thần kinh giao cảm trong hệ thống hô hấp, gây nghẹt mũi, tiết dịch mũi quá mức và chảy nước mũi liên tục.
Axit trào ngược đôi khi có thể thực sự góp phần vào viêm xoang, tức là axit có thể di chuyển đến mũi và xoang (ví dụ khi nằm ngủ), và làm viêm mũi và xoang. Vấn đề này phổ biến hơn ở trẻ em nhưng nó cũng có thể thấy ở người lớn.
Viêm họng
Chuyên gia tiêu hoá cho hay, viêm họng mạn tính do trào ngược axit đôi khi bị chẩn đoán nhầm như viêm sưng mạn tính hoặc tái phát. Khi axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản, nó có thể gây viêm đáng kể. Nếu điều này xảy ra nhiều lần, nó có thể làm cho người bệnh khản giọng, nghẹn cổ họng thường xuyên, ho, hoặc cảm giác rằng có cái gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng. Những triệu chứng này đôi khi được gọi là trào ngược thanh quản (LPR).
Trào ngược axit thường có thể gây đau họng. Nhiều người nhầm lẫn nguyên nhân đau họng với các yếu tố khác và không ý thức được khả năng trào ngược axit là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Cơ chế trào ngược axit gây đau họng như sau: Khi cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu thì nó sẽ đẩy các chất của dạ dày trở lại vào thực quản. Điều này gây ra hiện tượng trào ngược axit. Lúc axit trào ngược trở lại thực quản, người bệnh có một cảm giác nóng bỏng vùng trước ngực như đau tim và ngay cả cổ họng cũng cảm thấy đau. Viêm họng mạn tính do trào ngược axit đôi khi bị chẩn đoán nhầm như viêm sưng mạn tính hoặc tái phát.
Viêm tai giữa hay tái phát
PGS. Thắng cho rằng, bệnh tai giữa mạn tính có điều trị có thể do GERD gây ra. Sự kết hợp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản với các bệnh tai, mũi, và họng gây ra các triệu chứng mà những bệnh nhân này thường xuất hiện bao gồm: ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, đau họng, nhiễm trùng xoang, và đặc biệt ở trẻ em, nhiễm trùng tai giữa mạn tính.
Xơ hóa phổi vô căn
Một dấu hiệu nữa có liên quan đến GERD đó là, chất lỏng trào ngược đi từ họng vào thanh quản có thể vào phổi do bị hít vào. Sự trào ngược của chất lỏng vào phổi thường gây ho, sặc và nghạt thở. Hít chất lỏng vào có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi và gây viêm phổi.
Loại viêm phổi này rất nguy hiểm và cần được điều trị ngay. Khi hít vào không kèm theo triệu chứng thì có thể dẫn đến sự viêm nhiễm phổi chậm. Người ta cũng thấy rằng ở những người hút thuốc thì khả năng xảy ra trào ngược vào ban đêm nhiều hơn vì đó là khi quá trình chống lại trào ngược không hoạt động và phản xạ ho để bảo vệ phổi cũng không hoạt động.
GERD có thể dẫn đến hoặc trực tiếp kích động tổn thương biểu mô phế nang dẫn tới xơ nhu mô.
Ngoài ra, các triệu chứng khác của GERD có thể kể đến như:
Khàn tiếng: Nếu trào ngược axit đi qua cơ vòng thực quản trên, nó có thể xâm nhập vào cổ hầu họng và ngay cả thanh quản, gây ra ho hoặc đau họng. Nếu có trào ngược axit vào ban đêm thì có thể gây ra ho mãn tính, viêm thanh quản, thức giấc.
Các triệu chứng GERD thông thường bao gồm: hơi thở hôi, buồn nôn, đau ngực hoặc phần trên của bụng, khó nuốt hoặc nuốt đau, nôn, mòn răng.
Buồn nôn: Buồn nôn cũng thường gặp ở một số bệnh nhân GERD. Trong thực tế ở những bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn mửa không giải thích được thì một trong những bệnh lý đầu tiên được xem xét là GERD. Tuy nhiên người ta không giải thích được tại sao một số bệnh nhân bị GERD có triệu chứng chủ yếu là ợ nóng trong khi đó những người khác lại có triệu chứng chủ yếu là buồn nôn....
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng cho biết, hiện nay việc điều trị GERD ở Việt Nam gặp phải nhiều thách thức do GERD thường phối hợp với nhiều bệnh tiêu hóa trên khác như: Loét dạ dày tá tràng; Ung thư dạ dày; Nhiều nghiên cứu thấy có mối liên quan giữa GERD và triệu chứng ngoài thực quản, tuy nhiên không có kết luận về mối liên hệ nhân quả.
Bên cạnh đó, các phương tiện thăm dò chẩn đoán vẫn còn hạn chế như: Thiếu phương tiện để đo trở kháng thực quản; nhiều cơ sở nội soi chưa có máy đo pH thực quản.
Đáng chú ý phải kể đến tình trạng GERD kháng trị, tức là GERD không đáp ứng điều trị; bệnh nhân tự ý dùng thêm thuốc; Tuân thủ điều trị kém, bệnh nhân không thể uống thuốc trước khi ăn…
Trong số những liệu pháp chữa bệnh GERD, thuốc ức chế bơm proton được coi là có hiệu quả nhất trong việc cải thiện triệu chứng, chữa bệnh viêm thực quản ăn mòn và duy trì sự thuyên giảm.
Bình Nguyên
Theo suckhoedoisong.vn