Thiếu canxi là vấn đề có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là một hiện tượng tạm thời, nhưng nếu để kéo dài, mãn tính sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Một số tình trạng sau có thể xảy ra khi cơ thể thiếu canxi...
Loãng xương
Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương. Canxi giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì, giúp duy trì bộ xương chắc khỏe. Trong trường hợp lượng canxi giảm, cơ thể sẽ rút khoáng chất này từ xương làm cho xương dễ gãy hơn, dễ bị chấn thương. Ngoài ra, nguy cơ loãng xương (một tình trạng giảm mật độ xương) và loãng xương tăng lên. Nhiều người đánh giá thấp sự nguy hiểm này, trong khi đó, loãng xương góp phần gây đau đớn, ảnh hưởng đến các vấn đề về tư thế, thậm chí gây tàn tật.
Rối loạn nhịp tim
Các ion canxi chịu trách nhiệm cho sự co bóp của cơ bắp, bao gồm cả cơ tim và cung cấp các xung điện cho hệ thống dẫn truyền của tim. Sự thiếu hụt canxi gây ra các rối loạn được biểu hiện như nhịp tim chậm, giảm co bóp cơ tim, rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.
Tăng huyết áp
Canxi đóng vai trò trung gian trong việc co thắt và thư giãn các mạch máu, giúp chống lại tăng huyết áp. Sự phát triển của tăng huyết áp là hậu quả thường xuyên của việc thiếu khoáng chất này trong cơ thể. Tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
Béo phì
Não của chúng ta rất nhạy cảm với sự thay đổi của canxi. Khi thiếu khoáng chất này, nó bắt đầu tạo ra các tín hiệu khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn để bổ sung lượng dự trữ vi chất dinh dưỡng. Cùng với điều này, các quá trình tiêu cực có thể xảy ra trong cơ thể: Tăng cân, tăng nồng độ cholesterol trong máu, sự phát triển của rối loạn chuyển hóa… dẫn tới béo phì.
Sâu răng
Canxi là một thành phần chính của răng và xương, do đó thiếu canxi thường dẫn đến sâu răng hoặc gãy răng.
Theo Nguyễn Ngân/suckhoedoisong.vn