Cập nhật: 19/10/2020 11:11:00
Xem cỡ chữ

Tính đến 16h chiều 18/10 (giờ Việt Nam), trang thống kê Worldmeter cho thấy số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt qua con số 40 triệu người và có hơn 1,115 triệu người tử vong do bệnh này.

Trong khi Mỹ đối mặt với nguy cơ làn sóng dịch thứ 3, các nước châu Âu đang chật vật tính toán để tránh phải phong tỏa đất nước lần 2.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, với  hơn 8,3 triệu ca mắc và hơn 224.000 người tử vong. Trong thời gian gần đây, số ca mắc bệnh và nhập viện vì Covid-19 tăng vọt tại Mỹ, làm dấy lên lo ngại về khả năng làn sóng dịch thứ ba đang diễn ra như các chuyên gia đã cảnh báo trước đó. Các chuyên gia y tế Mỹ cũng cho rằng, tình hình dịch bệnh sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa Đông với các bữa tiệc được tổ chức trong không gian kín.

Bên trong một bệnh viện điều trị Covid-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: CNN.

Tiến sĩ Bên trong một bệnh viện điều trị Covid-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: CNN.

Anthony Fauc), Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ  nhận định: “Với tính chất của dịch bệnh đang xảy ra, xét cả về mức độ lây lan và sự gia tăng số ca nhiễm bệnh, tôi nghĩ rằng mọi người nên hết sức cẩn trọng đối với các cuộc tụ họp xã hội, đặc biệt khi các thành viên gia đình có thể gặp rủi ro do tuổi tác hoặc bệnh lý nền. Người dân Mỹ có thể sẽ phải hy sinh các cuộc tụ họp xã hội, trừ khi bạn khá chắc chắn rằng người mà mình đang giao thiệp không bị nhiễm bệnh.”

Tình hình dịch tại châu Âu cũng diễn biến phức tạp với một số nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Đức, Anh và Italy đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp phòng dịch với hy vọng sẽ tránh được việc phải áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng.Tại Anh, nhiều chuyên gia y tế đang kêu gọi áp dụng một lệnh phong tỏa toàn quốc khi mà vùng England đang chứng kiến mức lây nhiễm đáng báo động.

Tuy nhiên chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson ưu tiên sử dụng các biện pháp hạn chế ở cấp địa phương:

“Một số người cho rằng nước Anh nên áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc thay vì các biện pháp cấp địa phương. Tuynhiene tôi không đồng ý. Đóng cửa khu vực với số lây nhiễm thấp cũng không thể làm giảm sự lây lan tại những nơi có số ca lây nhiễm cao. Tôi không bác bỏ mọi giải pháp nhưng tôi muốn tránh một đợt phong tỏa quốc gia mới có thể ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và y tế”.

Italy cũng đang cân nhắc thắt chặt các biện pháp hạn chế trên toàn quốc để ứng phó với đợt tăng mạnh các ca mắc Covid-19.

Theo thông báo, Thủ tướng Italy Jusepe Conte đang thảo luận về các biện pháp hạn chế mới với chính quyền các địa phương và dự kiến công bố các biện pháp mới trong hôm nay.

Với số ca lây nhiễm khá thấp tại châu Âu, Đức thông báo sẵn sàng hỗ trợ và tiếp nhận bệnh nhân mắc Covid-19 từ các nước láng giềng gặp khó khăn trong việc ứng phó với dịch bệnh. Trong khi đó một số điểm nóng dịch tại Đông Nam Á như Indonesia, Phillipines, và Malaysia ghi nhận diễn biến phức tạp, còn Liên minh châu Phi cảnh báo nguy cơ đại dịch có thể bùng phát trở lại tại châu lục.

Với dịch diễn biến phức tạp, những nỗ lực phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Tập đoàn Johnson & Johnson gần đây phải tạm dừng thử nghiệm sau khi một người tham gia nghiên cứu mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Phiên bản thử nghiệm vắc-xin của AstraZeneca tại Mỹ cũng bị trì hoãn trong hơn một tháng. Tuy nhiên Nga-quốc gia đầu tiên cấp phép vắc-xin ngừa Covid-19 mới đây tiếp tục phê duyệt loại vắc-xin thứ hai.

Theo một số nhận định, khả năng đầu năm 2021 sẽ có vắc-xin ngừa Covid-19 được cấp phép sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, kể cả khi có vắc-xin, các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang vẫn rất cần thiết, bởi vì sẽ cần ít nhất 6 tháng để đánh giá liệu vắc-xin có hiệu quả  trong việc giảm tốc độ lây lan của virus hay không./.

Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)