Cập nhật: 13/08/2021 07:52:00
Xem cỡ chữ

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt với nam giới, hàm lượng kẽm có ảnh hưởng lớn đến duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt, sự phát dục, khả năng tình dục của nam giới.

Vai trò của kẽm với đàn ông

Kẽm cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormon sinh dục nam testosteron và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormon khác. Kẽm cực kỳ cần thiết trong quá trình sản xuất tinh trùng, hầu hết các trường hợp giảm lượng tinh trùng và kích thích tố sinh dục nam thấp là do thiếu kẽm.

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Hàm lượng kẽm tập trung nhiều ở tinh dịch và tuyến tiền liệt hơn bất cứ phần nào trong cơ thể. Việc thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này.

Vì vậy, kẽm liên quan đến khả năng và tiềm năng sinh dục, đặc biệt quan trọng đối với đàn ông bước qua tuổi trung niên khi các vấn đề về tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm "tê liệt" cadmium - một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt.

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt.

Kẽm là trợ thủ đắc lực của đàn ông, giúp tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh trùng. Bổ sung kẽm là điều cần thiết để cho tinh trùng khỏe mạnh và phòng tránh các vấn đề vô sinh ở đàn ông.

Kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.

Nên bổ sung kẽm như thế nào?

Do những tác dụng to lớn của kẽm đối với cơ thể người, việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết.

Thịt đỏ là một nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất. Trên thực tế, một lượng khoảng 100 gram thịt bò chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày.

Động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến,vv... ít calo nhưng lại chứa nhiều kẽm. Đặc biệt là hàu, với 6 con hàu trung bình cung cấp 32 mg kẽm, tương đương 291% lượng kẽm yêu cầu của 1 ngày.

Hàu ít calo nhưng lại chứa nhiều kẽm.

Hàu ít calo nhưng lại chứa nhiều kẽm.

Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,vv...đều chứa một lượng kẽm đáng kể. Trên thực tế, 100gr đậu lăng nấu chín chứa khoảng 12% lượng kẽm yêu cầu của cơ thể mỗi ngày.

Các loại hạt như bí, vừng,hạt bí ngô, hatk điều, lạ, thông, hạt gai dầu là một thành phần bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống và có thể giúp tăng lượng kẽm cho người tiêu thụ nó.

Các loại hoa quả và rau có màu tươi như các loại quả mọng, các loại cây họ cam, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành, rau spinach, khoai lang tím và cà rốt cũng là những nguồn bổ sung kẽm dồi dào.

Nhìn chung, trái cây và rau quả không phải là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm thấy một lượng kẽm tối thiểu có thể đóng góp cho nhu cầu hàng ngày của mình, đặc biệt đối với những người không ăn thịt.

Một chế độ tập luyện thể thao phù hợp để tăng cường tiêu hóa giúp cho việc hấp thụ kẽm tốt hơn cũng là việc nên làm với quý ông lứa tuổi từ trung niên.

Theo suckhoedoisong.vn - Ngày 4/8/2021

 https://suckhoedoisong.vn/tam-quan-trong-cua-kem-voi-suc-manh-cua-dan-ong-169210804131058233.htm