Cập nhật: 22/09/2021 07:20:00
Xem cỡ chữ

Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được ghi danh là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, tại kỳ họp lần thứ 33 của Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB-ICC) thuộc UNESCO diễn ra tại Abuja, Nigeria ngày 15/9.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích hơn 413.500 ha. Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển này là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích hơn 413.500 ha. Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển này là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Vùng đệm là diện tích rừng trải dài từ huyện Chư Păh đến huyện Kbang (Gia Lai), giáp huyện Kon Rẫy, Kon Plông (tỉnh Kon Tum), giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định).

Vùng đệm là diện tích rừng trải dài từ huyện Chư Păh đến huyện Kbang (Gia Lai), giáp huyện Kon Rẫy, Kon Plông (tỉnh Kon Tum), giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định).

Hệ sinh thái thực vật ở đây chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và núi trung bình. Một phần diện tích là rừng bán thường xanh, rừng khộp.

Hệ sinh thái thực vật ở đây chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và núi trung bình. Một phần diện tích là rừng bán thường xanh, rừng khộp.

Hệ thực vật ở đây có tính đa dạng sinh học cao, được xếp loại A tầm quan trọng quốc tế, với hàng nghìn loài. Trong đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm, được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới: sao hải nam, trầm hương, lan kim tuyến, trắc, giáng hương…

Hệ thực vật ở đây có tính đa dạng sinh học cao, được xếp loại A tầm quan trọng quốc tế, với hàng nghìn loài. Trong đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm, được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới: sao hải nam, trầm hương, lan kim tuyến, trắc, giáng hương…

Hệ sinh thái động vật tại đây cũng có hàng nghìn loài. Nhiều loài nằm trong nhóm cần được bảo tồn trong Sách Đỏ của thế giới như voọc chà vá chân xám, vượn đen trung bộ, chim hồng hoàng, chim chân bơi…

Hệ sinh thái động vật tại đây cũng có hàng nghìn loài. Nhiều loài nằm trong nhóm cần được bảo tồn trong Sách Đỏ của thế giới như voọc chà vá chân xám, vượn đen trung bộ, chim hồng hoàng, chim chân bơi…

Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống thác nước kỳ vĩ. Riêng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, có 12 thác nước cao trên 15 m nằm giữa rừng nguyên sinh, với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng.

Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống thác nước kỳ vĩ. Riêng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, có 12 thác nước cao trên 15 m nằm giữa rừng nguyên sinh, với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng cũng là địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng cũng là địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích.

Tại vùng đệm của Cao nguyên Kon Hà Nừng, có nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người Bahnar, Jrai.

Tại vùng đệm của Cao nguyên Kon Hà Nừng, có nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người Bahnar, Jrai.

Đây là những cộng đồng có nền văn hoá đặc sắc; đặc biệt, đời sống của họ gắn với Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể.

Đây là những cộng đồng có nền văn hoá đặc sắc; đặc biệt, đời sống của họ gắn với Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể.

Việc Cao nguyên Kon Hà Nừng được ghi danh vào mạng lưới Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững./.

Theo Nguyễn Thảo/VOV-Tây Nguyên - Ngày 18/9/2021 

https://vov.vn/du-lich/anh-cua-ban/ve-dep-cua-khu-du-tru-sinh-quyen-the-gioi-cao-nguyen-kon-ha-nung-891461.vov