Rò rỉ tinh dịch là hiện tượng thường xảy ra trong quá trình sinh hoạt tình dục hoặc nhiều lý do khác. Liệu đây có phải là hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu bệnh lý?
1. Rò rỉ tinh dịch là gì?
Rò rỉ tinh dịch là một hiện tượng phổ biến. Tinh dịch là một chất lỏng màu trắng có chứa tinh trùng. Tinh dịch thường bị rò rỉ ra ngoài khi sinh hoạt tình dục, bất kể có xuất tinh hay không.
Một số người cũng có thể bị rò rỉ tinh dịch khi đang ngủ hoặc sau khi đi tiểu. Đôi khi, rò rỉ tinh dịch có thể báo hiệu một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị.
2. Nguyên nhân rò rỉ tinh dịch
Rò rỉ tinh dịch có thể xảy ra vào những thời điểm nhất định hoặc do một bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân:
2.1 Khi kích thích tình dục
Một số tinh dịch có thể bị rò rỉ ra ngoài trong thời kỳ kích thích tình dục. Rò rỉ tinh dịch có thể xảy ra trong bất kỳ hình thức hoạt động tình dục nào hoặc trong khi có những suy nghĩ về tình dục. Rò rỉ cũng có thể xảy ra ngay trước hoặc ngay sau khi xuất tinh.
Một chất lỏng khác, được gọi là chất lỏng trước khi xuất tinh, cũng có thể bị rò rỉ trong quá trình sinh hoạt tình dục. Chất lỏng này đôi khi có thể chứa tinh trùng, đó là lý do tại sao cần sử dụng bao cao su hoặc một hình thức tránh thai khác để tránh mang thai ngoài ý muốn.
2.2 Sau khi đi tiểu
Rò rỉ sau khi đi tiểu có thể xảy ra nếu tinh dịch vẫn còn trong niệu đạo sau khi xuất tinh. Đôi khi, chất này có thể trộn lẫn với nước tiểu, khiến nước tiểu có màu đục.
Rò rỉ tinh dịch sau khi xuất tinh không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải tất cả dịch tiết ra từ dương vật đều là tinh dịch.
Tiết dịch cũng có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
2.3 Mộng tinh
Rò rỉ tinh dịch trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi
Rò rỉ tinh dịch trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên. Những rò rỉ vào ban đêm này xảy ra khi có giấc mơ gây kích thích tình dục. Tiếp xúc với giường hoặc quần áo cọ xát cũng có thể gây kích thích và xuất tinh.
2.4 Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt sản xuất tinh dịch. Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm của tuyến tiền liệt, là một tuyến nhỏ nằm giữa bàng quang và dương vật.
Viêm tuyến tiền liệt là vấn đề phổ biến nhất về đường tiết niệu đối với nam giới dưới 50 tuổi và phổ biến thứ ba đối với những người trên 50 tuổi. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
-
Tiết ra từ dương vật có thể trông giống như tinh dịch
-
Đau ở vùng sinh dục, bụng dưới hoặc lưng dưới
-
Đi tiểu đau đớn, khẩn cấp hoặc thường xuyên
-
Các triệu chứng giống như cúm
Nếu viêm tuyến tiền liệt kéo dài ít nhất 3 tháng hoặc tái phát thường xuyên, nó được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Nó có thể gây rối loạn cương dương, xuất tinh đau đớn và các vấn đề tình dục khác.
Viêm tuyết tiền liệt gây rò rỉ tinh dịch.
2.5 Tổn thương hệ thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại vi (H3)
Hệ thần kinh là mạng lưới phức tạp của các dây thần kinh và tế bào truyền thông điệp giữa não và các bộ phận khác của cơ thể. Nó kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm cả xuất tinh. Thụ thể H3 cũng có thể xác định trong một số hệ thống bao gồm hệ thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại vi.
Tổn thương hệ thần kinh có thể gây rò rỉ tinh dịch hoặc những thay đổi khác trong quá trình xuất tinh.
Chấn thương và các tình trạng y tế nghiêm trọng có thể gây tổn thương hệ thần kinh bao gồm:
-
Chấn thương đầu hoặc tủy sống
-
U não
-
Tiếp xúc với chất độc, chẳng hạn như carbon monoxide hoặc kim loại nặng
-
Các tình trạng thoái hóa, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng
-
Nhiễm trùng trong não hoặc xung quanh não và tủy sống
-
Lạm dụng rượu hoặc các chất gây nghiện
-
Bệnh đái tháo đường
-
Hội chứng viêm đa dây thần kinh - Guillain Barre
-
Thiếu hụt dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu hụt vitamin B-12
Một tác dụng phụ của thuốc kháng histamin H3
Dùng một số loại thuốc có thể gây ra những thay đổi về xuất tinh có thể dẫn đến rò rỉ tinh dịch, thiếu ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương, bao gồm:
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, là một loại thuốc chống trầm cảm
Thuốc ổn định tâm trạng
Phương pháp điều trị hormone
2.6 Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư là một tình trạng khác ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt. Sau ung thư da và ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Trong giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi tiến triển, xuất hiện các triệu chứng như: Khó chịu ở vùng xương chậu,thay đổi trong tinh dịch và xuất tinh, cảm thấy khó đi tiểu, thấy máu trong tinh dịch và rối loạn cương.
Ung thư tuyết tiền liệt cũng gây rò rỉ tinh dịch.
3. Khi nào đến gặp bác sĩ?
Rò rỉ tinh dịch trong một số hoạt động là bình thường. Tuy nhiên, rò rỉ thường xuyên hoặc quá mức có thể gây ra tình trạng đau đớn. Vì vậy, khi lo lắng về sự rò rỉ tinh dịch, hoặc các khía cạnh khác của hoạt động tình dục nên liên hệ với bác sĩ để tìm đúng căn nguyên bệnh và điều trị.
Nếu rò rỉ tinh dịch kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây, nam giới nên đến gặp bác sĩ:
-
Đau khi xuất tinh hoặc đi tiểu
-
Tinh dịch có máu hoặc có mùi hôi hoặc xuất hiện bất thường
-
Thay đổi trong xuất tinh hoặc chức năng tình dục
Điều trị rò rỉ tinh dịch phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản:
Khi kích thích tình dục : Rò rỉ tinh dịch khi kích thích tình dục là bình thường và phổ biến. Nếu lượng chất lỏng rỉ ra quá nhiều và điều này gây khó chịu hoặc xấu hổ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc.
Sau khi đi tiểu: Rò rỉ tinh dịch sau khi đi tiểu là hiện tượng phổ biến đối với một số nam giới. Tuy nhiên, nếu rò rỉ là kết quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tiểu không kiểm soát, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Nam giới không nên tự điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục tại nhà. Nếu không điều trị, bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị chứng són tiểu bao gồm: Nam giới có thể tập các bài tập sàn chậu để kiểm soát bàng quang.
Trong lúc ngủ: Không cần điều trị nếu xuất tinh trong lúc ngủ, vì chúng là một sự xuất hiện tự nhiên. Chúng thường ít gặp hơn sau tuổi vị thành niên.
Nếu mộng tinh gây ra khó chịu, cần thực hành các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thiền trước khi đi ngủ; có thể thủ dâm trước khi đi ngủ nếu cảm thấy muốn. Tình trạng mộng tinh kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa nam học để được bác sĩ tư vấn.
Viêm tuyến tiền liệt: Các lựa chọn điều trị viêm tuyến tiền liệt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Nếu viêm tuyến tiền liệt là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Các loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt khác bao gồm thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể làm giảm một số khó chịu do viêm tuyến tiền liệt như uống nhiều nước, tắm nước ấm, tránh ngồi lâu, không tiêu thụ những thứ có thể gây kích thích bàng quang, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, rượu và caffeine.
Tổn thương hệ thần kinh: Điều trị rò rỉ tinh dịch do chấn thương hệ thần kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ yêu cầu kết hợp thuốc, thay đổi lối sống và các biện pháp can thiệp khác.
Một tác dụng phụ của thuốc: Những người bị thay đổi chức năng tình dục do dùng thuốc theo toa nên nói chuyện với bác sĩ. Có thể có các phương pháp điều trị thay thế không gây rò rỉ tinh dịch. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cân bằng giữa lợi ích của thuốc với bất kỳ phản ứng bất lợi nào xảy ra. Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Ung thư tuyến tiền liệt: Các lựa chọn điều trị cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào tốc độ phát triển của ung thư, mức độ di căn của nó và sức khỏe chung của người đó.
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
4. Phòng ngừa rò rỉ tinh dịch
Để giúp giảm hoặc ngăn ngừa rò rỉ tinh dịch, nam giới có thể thử các cách sau:
Thủ dâm trước khi đi ngủ để ngăn chặn những giấc mơ ướt.
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng, vì trọng lượng dư thừa có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây thêm căng thẳng cho bàng quang.
Cần nói với bác sĩ về tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc mới nào và cân nhắc những tác dụng phụ này so với lợi ích tiềm năng của việc điều trị.
Liên hệ với bác sĩ để kiểm tra thường xuyên hoặc nếu các vấn đề phát sinh với chức năng tiểu tiện hoặc tình dục.
Theo suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-ro-ri-tinh-dich-o-nam-gioi-va-cach-dieu-tri-16921121013344897.htm