Cập nhật: 28/01/2022 08:34:00
Xem cỡ chữ

Trong tổ chức “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, phải kể đến A Đảo (SN 1981, trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Đối tượng này có những hoạt động chống phá quyết liệt.

Cụ thể, vào khoảng tháng 7/2014, theo sự chỉ đạo của số cầm đầu UMCC bên ngoài, A Đảo cùng Y Nuen Ayun ra Hà Nội gặp ông David Showronski và bà Rose Miconell (nhân viên Đại sứ quán Úc tại Hà Nội) và Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài để cung cấp tài liệu giấy mời, giấy triệu tập làm việc, giấy chứng nhận mãn hạn tù... của các đối tượng tại Tây Nguyên; xuyên tạc chính sách tôn giáo, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, sách nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở địa bàn Tây Nguyên. 

Tại cuộc gặp này, Nguyễn Bắc Truyền trả số tiền 5 triệu đồng và Nguyễn Văn Đài trả số tiền 4 triệu đồng cho A Đảo, Y Nuen Ayun tiền thù lao.

Bài cuối: Vạch trần bản chất của đối tượng cầm đầu -0

Hoạt động nhóm họp, sinh hoạt tôn giáo trái phép để lôi kéo, lừa gạt, núp bóng tôn giáo, hoạt động chống phá của cái gọi là “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên.

Từ tháng 2 - 12/2015, số cầm đầu UMCC ở bên ngoài tiếp tục giới thiệu, chỉ đạo số tay chân trong nước như A Đảo, A Hlum, A Hmưk, A Trung, A Xã, A Viei, Y Huy, A Đoàn, A Hluih, A Chang, Y Bét tham gia đào tạo, huấn luyện trực tuyến về Nhân quyền, tự do tôn giáo quốc tế, hướng dẫn cách thức đối phó với chính quyền Việt Nam... Tuy nhiên, việc chỉ đạo số trong nước tham gia các khóa đào tạo này của UMCC chỉ với mục đích nhận được số tiền hỗ trợ khoảng 500.000 đồng/tuần/1 đối tượng tham gia. 

Trong khóa học này A Đảo quen biết Huỳnh Thục Vy, sau đó A Đảo, Y Bét, A Trung tiếp tục lợi dụng Huỳnh Thục Vy. Từ đó, đối tượng đã gặp gỡ và tiếp xúc với một số người nước ngoài nhằm mục đích xin tiền, phục vụ việc tieu xài xá nhân. 

Từ ngày 25/7/2016 đến ngày 11/8/2016, với mục đích trục lợi và theo chỉ đạo của số cầm đầu, cốt cán UMCC bên ngoài, A Đảo cùng Y Bét xuất cảnh sang Đông Timor dự Hội nghị tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á. Tại hội nghị này, A Đảo được các đối tượng trả 500 USD thù lao. Ngoài ra, từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016, A Ga (cốt cán UMCC đang cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan) chỉ đạo A Đảo, Nay Them tổ chức 3 đợt đưa 10 người DTTS xuất cảnh và định cư trái phép ở Thái Lan. Khi đối tượng này đang tổ chức đưa, dẫn người thì bị lực lượng Công an đã phát hiện, bắt quả tang vào ngày 18/8/2016. Quá trình bắt giữ, lực lượng chức năng đã thu giữ 160 USD, 49.735.000VNĐ liên quan hoạt động phạm tội của A Đảo. Căn cứ vào các hành vi phạm tội trên, Cơ quan ANĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A Đảo về hành vi tổ chức người khác trốn ra nước ngoài theo điều 275, BLHS năm 1999. Đồng thời, đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với A Ga về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. 

Sau khi A Đảo bị xử lý, một số người dân trước đó đã bị khống chế theo UMCC tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước tỏ ra bất mãn, không tin tưởng vào UMCC. Một số trường hợp đã viết đơn tự nguyện xin chuyển sinh hoạt theo Hệ phái Tin lành đã được cấp quy chế pháp nhân và được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện để chuyên sinh hoạt tại các hệ phái Tin lành như: Bắp tít Liên hiệp; Bắp tít Nam Phương..., bộ khung tổ chức trong nước tự tan rã. 

Tháng 9/2020, ngay sau khi A Đảo ra tù, số cầm đầu bên ngoài tiếp tục sử dụng A Đảo thành con bài cho âm mưu của chúng, một mặt chúng vận động, kêu gọi, quyên góp tiền để gửi cho A Đảo, mặt khác chúng chỉ đạo A Đảo móc nối, lôi kéo, gây dựng số tay chân bên trong, một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đắk Lắk đó là Y Krếc Bya (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978, trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng FULRO, bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời.

Bài cuối: Vạch trần bản chất của đối tượng cầm đầu -0

Bài cuối: Vạch trần bản chất của đối tượng cầm đầu -1

Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC. Ngoài ra còn có một số đối tượng khác, như: Y Nuen Ayun (Ama Đawit, sinh năm 1967; trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc); Y Chới Bkrông (Ama H'Nal, sinh năm 1972; trú buôn Ko Mleo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột); YYuăn Byă (Ama H'Wôn, sinh năm 1966; trú tại buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) là những đối tượng tích cực tham gia phát triển CHPC trên địa bàn Đắk Lắk.

Quá trình làm việc với cơ quan Công an, những người này khai nhận, được sự chỉ đạo từ A Ga và các đối tượng cầm đầu bên ngoài, họ đã tiếp tục đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo những người thân trong gia đình, các tín đồ sinh hoạt đạo thuần túy nhẹ dạ cả tin khác trong buồn cùng tham gia. Thủ đoạn lôi kéo mọi người của các đối tượng vẫn là những luận điệu cũ rích, đó là tham gia CHPC để về lâu dài sẽ thành lập “tôn giáo riêng, nhà nước riêng” cho người Tây Nguyên, và nếu sau này “Nhà nước Đê ga” thành công thì những người tham gia sẽ được chia đất đai, nhà cửa, tài sản, phong chức tước. 

Bản thân Y Krếc đã tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” xuyên tạc về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho phản động bên ngoài để tập hộ, báo cáo cho phản động lưu vong, phản ánh sai lệnh cho các tổ chức quốc tế, gây sức ép, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Đối tượng Y Nuen với vai trò “Giáo hội phó” CHPC đã lôi kéo một số người tham gia; thu thập, gửi một số “bản tường trình” vu cáo chính quyền, vu cáo lực lượng Công an vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền. Đối với Y Chới Bkrông, sau khi được tuyên truyền, lôi kéo tham gia CHPC, từ tháng 11/2020 đến nay, Y Chới đã tham gia nhiều buổi tập huấn nhân quyền trực tuyến do Y Quynh Bdap và Nguyễn Đình Thắng giảng dạy, đồng thời đã viết một số báo cáo với nội dung vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo gửi cho A Ga. Để “nuôi dưỡng” cho hoạt động trong nước, các đối tượng phản động bên ngoài đã nhiều lần gửi tiền cho số cầm đầu, cốt cán trong nước để củng cố niềm tin hoạt động chống phá. Tuy nhiên, A Đảo, Y Krếc, Y Nuen đã trục lợi cá nhân, “ăn chặn” và thậm chí mâu thuẫn nhau về việc “chia tiền”.

Từ những âm mưu, ý đồ hoạt động và những chứng cứ thu được đã thể hiện “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” chính là một tổ chức phản động đội lột tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.  Do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù sau khi bị phát hiện, các đối tượng tham gia CHPC trên địa bàn Đắk Lắk đều đã thừa nhận, cam kết từ bỏ, tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng người mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật. 

Thực tế, thời gian qua tại Tây Nguyên, đa số các chức sắc, tín đồ các tôn giáo được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo thuần túy, chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Riêng đối với đạo Tin lành, ngoài 5 tổ chức đã được Nhà nước công nhận (gồm: Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam), Hội thánh Tin lành Cơ đốc Phục lâm, Hội thánh Tin lành Trưởng lão, Hội thánh Truyền giáo Cơ đốc và Hội thánh Tin Lành Liên hữu Cơ đốc), vẫn còn hàng chục tổ chức, hệ phái Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân, chưa được đăng ký hoạt động (nh Tin lành Truyền giảng phúc âm, Tin lành Liên hữu Bắp tít, Tin lành Phúc âm đời đời...) với tổng số hàng chục ngàn tín đồ. Các tổ chức, hệ phái này vẫn được tạo điều kiện để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thù địch bên ngoài, nhất là số FULRO lưu vong tiếp tục rêu rao ở Việt Nam “không có tự do tôn giáo”, chỉ có “tôn giáo quốc doanh”, không cho các tổ chức Tin lành chưa được đăng ký hoạt động. 

Một lần nữa chúng ta cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mỗi tín đồ tôn giáo bên cạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Qua đây, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, không tin, không nghe các đối tượng lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo đề chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực tố giác, phối hợp với chính quyền và lực lượng Công an các cấp ngăn chặn, góp phần loại bỏ cái gọi là “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” ra khỏi cộng đồng

Theo Xuân Mai/cand.com.vn

https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/bai-cuoi-vach-tran-ban-chat-cua-doi-tuong-cam-dau-i642895/