Cập nhật: 10/02/2022 08:38:00
Xem cỡ chữ

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Điện Biên là mảnh đất có nền văn hóa vô cùng phong phú. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử, nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đã dần mai một. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong những năm gần đây, nhiều phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc đã được phục dựng. Lễ hội “Gầu tào” dân tộc Mông dự kiến được phục dựng vào đầu Xuân 2022 là một trong những hoạt động như vậy.

Lễ hội Gầu Tào là một nét văn hóa mang yếu tố cộng đồng đặc trưng của dân tộc Mông theo tín ngưỡng thờ thần. Sau nhiều năm bị mai một do nhiều yếu tố khách quan, việc phục dựng lễ hội đã đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.

Lễ hội “Gầu tào” được tổ chức tại một khu đất đủ rộng cho việc tổ chức nghi lễ và tham gia phần hội của bà con các bản. Lễ vật dâng cúng là đóng góp chung của bà con các bản trong xã dâng cúng các vị thần linh để cầu sức khỏe, may mắn, sinh sôi phát triển, không ốm đau bệnh tật cho bà con các thôn bản.

Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ mùng 3-10 Tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán tại một khu đất tương đối bằng phẳng, đủ rộng cho việc tổ chức nghi lễ và sự tham gia của đông đảo người dân.

Trước khi tổ chức lễ hội, đại diện các bản sẽ tham gia họp bàn, thống nhất từ việc chọn ngày tổ chức, đóng góp lễ vật đến việc chọn thầy cúng chính và các thành viên tham gia lễ, đặc biệt là việc chuẩn bị “cây nêu”.

Trước khi tổ chức lễ hội, đại diện các bản sẽ tham gia họp bàn, thống nhất từ việc chọn ngày tổ chức, đóng góp lễ vật đến việc chọn thầy cúng chính và các thành viên tham gia lễ, đặc biệt là việc chuẩn bị cây nêu.

“Cây nêu” được chọn phải thẳng, xanh tốt và không bị cụt ngọn, gãy cành; việc chặt hạ cũng được lưu ý cẩn thận để tránh phần ngọn chạm xuống đất, vì theo đồng bào nếu để phần ngọn chạm đất thì “cây nêu” sẽ mất thiêng.

Cây nêu được chọn phải thẳng, xanh tốt và không bị cụt ngọn, gãy cành; việc chặt hạ cũng được lưu ý cẩn thận để tránh phần ngọn chạm xuống đất vì sẽ mất thiêng. Trên ngọn cây nêu được buộc một dải khăn và nhiều loại ngũ cốc như thóc, ngô, bí...

Phần gốc cây nêu được buộc một bó chỉ đỏ - giống như bùa may mắn để thầy cúng sẽ ban phát cho mọi người.

Phần gốc cây nêu được buộc một bó chỉ đỏ - giống như bùa may mắn để thầy cúng sẽ ban phát cho mọi người sau khi làm lễ.

Khi dựng xong cây nêu, thầu cúng cùng những người tham gia trong đội nghi lễ sẽ đi xung quanh cây nêu đọc những bài khấn để mời gọi thần linh.

Khi dựng xong cây nêu, thầy cúng cùng những người tham gia trong đội nghi lễ sẽ đi xung quanh cây nêu đọc những bài khấn để mời gọi thần linh.

Sau đó sẽ bắt đầu phần lễ.

Sau đó sẽ bắt đầu phần lễ.

Thầy cúng dừng răng cắn mào con gà được chọn làm lễ vật...

Thầy cúng dùng răng cắn mào con gà được chọn làm lễ vật.

... sau đó dùng tiết gà đánh dấu lên thân cây nêu.

Sau đó dùng tiết gà đánh dấu lên thân cây nêu.

Sau khi thực hiện xong phần lễ, những con gà sẽ được đem đi làm thịt để dâng cúng thần linh rồi chia lộc cho mọi người.

Sau khi thực hiện xong phần lễ, những con gà sẽ được đem đi làm thịt để dâng cúng thần linh rồi chia lộc cho mọi người.

Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, ngoài các phần nghi thức tâm linh thì người dân cũng tham gia rất nhiều trò chơi dân gian trong không khí tưng bừng ngày hội đầu xuân năm mới.

Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, ngoài các phần nghi thức tâm linh thì người dân cũng tham gia rất nhiều trò chơi dân gian trong không khí tưng bừng ngày hội đầu xuân năm mới.

Các chàng trai Mông thì bị thu hút bởi trờ chơi đánh cù...

Các chàng trai Mông thì bị thu hút bởi trò chơi đánh cù...

Những người khác thì ném pa-pao và nhảy múa...

Những người khác thì ném pa-pao và nhảy múa các điệu múa truyền thống.

Môt điệu múa khèn truyền thống với những giai điệu đặc trưng âm vang khắp núi rừng trong những ngày diễn ra lễ hội.

Điệu múa khèn truyền thống với những giai điệu đặc trưng âm vang khắp núi rừng trong những ngày diễn ra lễ hội.

Một gia đình đến xin lộc thầy cúng và được thầy cúng buộc chỉ cổ tay để cầu bình an, sức khỏe và may mắn.

Một gia đình đến xin lộc thầy cúng và được thầy buộc sợi chỉ đỏ lấy từ cây nêu lên cổ tay để cầu bình an, sức khỏe và may mắn.

Trong ngày cuối cùng diễn ra Lễ hội Gầu tào, người dân sẽ mổ một con lợn để thầy cúng làm lễ tạ ơn thần linh.

Trong ngày cuối cùng diễn ra lễ hội Gầu Tào, người dân sẽ mổ một con lợn để thầy cúng làm lễ tạ ơn thần linh.

Sau đó cây nêu sẽ được hạ xuống và lễ hội kết thúc.

Sau đó cây nêu sẽ được hạ xuống rồi thầy cúng và chủ lễ thực hiện một số nghi thức gần giống như lúc đi chặt cây nêu và lễ hội kết thúc.

Theo VĂN THÀNH CHƯƠNG/laodong.vn

https://laodong.vn/photo/nhung-nghi-thuc-doc-dao-trong-le-hoi-gau-tao-cua-dan-toc-mong-1002584.ldo