Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng, mực nước trên các sông nội đồng dâng cao; mực nước trên sông Phan tại Sáu Vó duy trì ở mức cao từ +9,30m đến +9,40m (tương đương mực nước cao nhất trong trận mưa lũ lịch sử năm 2008).
Mực nước tại các hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh cũng đang ở ngưỡng rất cao và đã phải xả tràn các hồ Thanh Lanh, Đại Lải, Xạ Hương và 07 hồ đang xả tràn tự do gồm: Làng Hà, Vinh Thành, Vân Trục, Bò Lạc, Bản Long, Lập Đinh, Suối Sải, tiếp tục gây áp lực thoát lũ cho vùng hạ du.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, chiều tối và đêm nay (28/5) và từ đêm mai (29/5) đến ngày 30/5, trên địa bàn tỉnh có mưa rào và rải rác có dông; cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm/24 giờ, có nơi trên mức dự báo. Trong nhũng ngày tới nếu tiếp tục có mưa vừa, mua to kết hợp với mực nước trên các sông nội đồng, hồ đập đang ở mức cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng ngập úng và có thể gây ra những thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Để chủ động ứng phó với mưa dông, mưa lớn cục bộ có thể gây lũ, lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất; Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; Giám đốc Công ty Điện lực Vĩnh Phúc; Chủ tịch các Công ty TNHH MTV Thủy lợi triển khai thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Quan điểm: Tính mạng, tài sản của dân là đặc biệt quan trọng. Bằng mọi giá, mọi cách phải bảo vệ tính mạng và tài sản của dân, phải thông tin kịp thời, hướng dẫn chu đáo cho người dân. Hỗ trợ và kiên quyết di dời người dân, tài sản vật nuôi ra khỏi vùng nguy hiểm ngay lập tức trước khi bão lũ gây ảnh hưởng.
2. Dừng ngay các công việc chưa thật sự cấp thiết để tập trung cho việc chỉ đạo, kiểm tra, triển khai thực hiện phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn, trong đơn vị và thuộc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp, ngành, từng cơ quan đơn vị doanh nghiệp để chủ động ứng phó.
4. Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ cao xẩy ra ngập lụt, lũ quét: rà soát khu vực chân núi, ven đồi có nguy cơ cao xẩy ra sạt lở đất... để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra ngay khỏi vùng nguy hiểm.
5. Sẵn sảng lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông khi xẩy ra mưa lớn.
6. Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt các hồ chứa thủy lợi xung yếu, bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xẩy ra. Cân nhắc kỹ khi quyết định xả lũ các hồ đập.
7. Chỉ đạo các đơn vị thoát nước trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, khơi thông dòng chảy và có phương án xử lý để thoát nước nhanh, kịp thời, đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả, không để xẩy ra tình trạng ngập úng cục bộ.
8. Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; Chủ tịch các Công ty TNHH MTV thủy lợi chỉ đạo tăng cường kiêm tra đồng ruộng, hệ thống các luồng tiêu, trục tiêu và tổ chức giải toả, tháo dỡ các vật cản, bèo rác, khơi thông những điểm có thể gây ách tắc dòng chảy; kiểm tra các hệ thống trạm bơm tiêu, các điều tiết, cửa van, máy đóng mở... đảm bào vận hành bình thường.
9. Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn, vật nuôi đến thời kỳ thu hoạch; với phương trâm “bốn tại chỗ” chủ động quyết định những nội dung về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn, với mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân là trên hết, trước hết.
10. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, cổng Thông tin Điện tử Vĩnh Phúc và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan thông tin truyền thông cơ sở tăng cường các thông tin về mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng đến người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó.
11. Các đồng chí ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thủ trưởng các đơn vị, địa phương phải chủ động theo chức năng nhiệm vụ kiểm tra, ứng trực và chỉ đạo đôn đốc địa bàn và lĩnh vực được giao phụ trách.
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp theo lĩnh vực được giao triển khai Công điện này đến các doanh nghiệp để chủ động ứng phó.
13. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp bố trí lực lượng ứng trực nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai và thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (SĐT: 02113.862.518; Fax: 02113.861.721; email: pclbvp@gmail.com). Văn phòng Thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh tổng hợp báo cáo và đề xuất xử ỉý kịp thời.
ĐT