Cập nhật: 11/10/2022 15:10:00
Xem cỡ chữ

Trong 8 tháng qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy mà trực tiếp là Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của UBND tỉnh, của các cấp, các ngành, các địa phương và BCĐ phòng, chống dịch các cấp; sự đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn duy trì hoạt động bình thường; tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường do một số nguyên nhân: tình hình dịch thời gian gàn đây có xu hướng tăng trở lại ở nhiều tỉnh, thành phố; virus biến đổi, xuất hiện các biến thể mới; hiệu lực bảo vệ của vắc xin suy giảm theo thời gian; các dịch bệnh thông thường, dịch bệnh theo mùa có xu hướng gia tăng dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch; có tâm lý lơ là, chủ quan ở một bộ phận người dân và chính quyền một số địa phương; tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiệt cực đoan.

Để tiếp tục duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của Nhân dân, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới trên cơ sở thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; mục tiêu là “Không để dịch bùng phát trở lại, không để dịch chồng dịch”; cơ quan, địa phương nào để dịch bùng phát trở lại do nguyên nhân chủ quan phải chịu trách nhiệm trước Tình ủy, UBND tỉnh, trước Nhân dân.

Tiếp tục quán triệt và làm sâu sắc hơn các quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch hiện nay là: Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch; Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; vắc xin là biện pháp chiến lược, quan trọng trong phòng, chống dịch; Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bào đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội, an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về tiêm vắc xin phòng COVID-19

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành việc tiêm vắc xin theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã đề ra, hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Công khai kết quả tiêm vắc xin của từng địa phương, đơn vị trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; xem xét trách nhiệm đối với các địa phương có tỷ lệ tiêm đạt thấp do thiếu trách nhiệm, lơ là trong chỉ đạo. Chỉ đạo Sở Y tế tiếp tục đảm bảo cung ứng phân bổ đầy đủ, kịp thời vắc xin phòng COVID-19 theo nhu cầu của địa phương, không để thiếu vắc xin và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chuyên môn.

Cấp ủy, chính quyền, BCĐ phòng chống dịch ở các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, xem xét trách nhiệm, làm rõ nguyên nhân chưa hoàn thành việc tiêm vắc xin để khẩn trương có biện pháp khắc phục; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia tiêm vắc xin. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện công tác tiêm chủng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt là cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 05/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Có giải pháp kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế do vướng mắc về thủ tục, quy định và do thiếu trách nhiệm, sợ trách nhiệm; chủ động sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống huống của dịch bệnh.

Ngành y tế: Chủ động nắm bắt, dự báo tình hình dịch bệnh; thường xuyên rà soát, cập nhật các phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch ở các địa phương; Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tể tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035; kịp thời tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Tỉnh ủy các giải pháp tháo gỡ khó khăn của ngành.

Công tác tuyên truyền:

Cấp ủy, chính quyền và Ban Tuyên giáo các cấp tập trung chỉ đạo các cơ quan, báo chí truyền thông, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình hiện nay; tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích của tiêm vắc xin; phối hợp với ngành y tế tuyên truyền thông điệp “2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị 4- công nghệ + ỷ thức người dân và các biện pháp khác ”, nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo./.

Hồng Hà