Hiện nay, tỷ lệ mắc tự kỷ của trẻ nhỏ ngày càng cao, mặc dù chưa có thuốc chữa khỏi bệnh, việc điều trị chủ yếu mang ý nghĩa nâng đỡ, giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng tự chăm sóc bản thân và dễ hòa nhập. Bên cạnh việc điều trị chuyên môn từ y tế, cơ sở giáo dục thì việc cha mẹ đồng hành với con trẻ sẽ làm quá trình hồi phục đạt hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, trẻ tự kỷ không còn là vấn đề mới được cộng đồng biết đến, tỷ lệ đưa con em đi khám tìm cách điều trị đã chuyển biến nhiều hơn so với trước kia. Trẻ tự kỷ có nhiều nguyên nhân như Gen, biến đổi môi trường hay do thiếu sự quan tâm từ gia đình… với nhiều biểu hiện ra bên ngoài có thể nhận thấy được qua quan sát thường xuyên. Điều này khiến trẻ khó hòa nhập, tự cách ly, tách biệt mình với mọi người, sống trong thế giới riêng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ.
Các chuyên gia điều trị trẻ tự kỷ chủ yếu hướng vào giáo dục can thiệp sớm qua liệu trình chăm sóc cùng với sự đồng hành cùng gia đình tận dụng mọi lúc, mọi thời điểm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ giao tiếp, hoạt động để có hiệu quả tốt nhất.
Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ tự kỷ thì điều này càng trở nên quan trọng góp phần cải thiện các triệu chứng, bảo vệ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
Can thiệp dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đang được chương trình dinh dưỡng xanh được phát triển và hỗ trợ từ cộng đồng Thắp đèn xanh đồng hành cùng trẻ tự kỷ đã đến các trung tâm giáo dục đặc biệt tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng đem đến sức khỏe cho các em.
Tự kỷ ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến giảm khả năng hòa nhập, đồng thời, có nhiều tác động xấu đến sự phát triển. Ngoài sự can thiệp theo các liệu trình, cha mẹ đóng vai trò tích cực và chủ động trong việc can thiệp điều trị cho trẻ mắc bệnh. Khi có kiến thức đầy đủ về chăm sóc, điều trị trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ, cha mẹ và cộng đồng sẽ đồng hành, kiên trì theo đuổi quá trình điều trị lâu dài để trẻ phát triển bình thường./.
Tiến Trang