Hiện nay, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh trong thời gian tới, thời tiết còn tiếp tục nắng nóng gay gắt và hanh khô kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng luôn ở mức độ cao (cấp IV, cấp V- cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiếm), gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, đời sống người dân.
Để chủ động nắm tình hình, triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa số vụ cháy rừng, đảm bảo hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố có rừng và Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tổ chức triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, trong đó, trọng tâm là: Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện số 2547/CĐ-BNN-TCLN ngày 24/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022-2023; Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 14/12/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 346/UBND-NC1 ngày 12/5/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mùa nắng nóng 2023.
2. Đối với các huyện, thành phố có rừng khẩn trương chỉ đạo, triển khai các biện pháp cấp bách sau:
Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR, BVR, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm;
Rà soát, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để tăng cường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, dụng cụ,.. thực hiện nhiệm vụ công tác PCCCR trên địa bàn quản lý;
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, chủ rừng; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong những ngày nắng nóng cao điểm và trong suốt mùa khô hanh; chỉ đạo thực hiện phương châm 4 tại chỗ “lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy” và 5 sẵn sàng “lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy, thông tin” nhằm chủ động và sẵn sàng ứng cứu kịp thời các vụ cháy rừng khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lớn;
Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã và chủ rừng trên địa bàn khu vực giáp ranh với các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ và thành phố Hà Nội tăng cường kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn;
Phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:
Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có rừng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng thực hiện nghiêm các biện pháp PCCCR; Phối hợp, hợp đồng với Đài khí tượng thủy văn tỉnh cung cấp dự báo khí tượng để xây dựng cảnh báo cháy rừng theo quy định; cập nhật, tổng hợp diễn biến tình hình cháy rừng của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, báo cáo kịp thời Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh khi xảy ra cháy lớn để chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 26/12/2022 của UBND tỉnh về Ban hành kế hoạch nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030 nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch thuê dịch vụ Công nghệ thông tin: Xâydựng hệ thống giám sát rừng phục vụ chuyển đổi số trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm xây dựng được hệ thống quản lý, giám sát rừng, cung cấp các thông tin cảnh báo sớm về diễn biến rừng, dự báo cháy rừng, hoàn thiện bảng tra cấp dự báo cháy rừng với quy mô toàn tỉnh, hỗ trợ quản lý thông tin về diễn biến rừng và công táctuần tra, bảo vệ rừng,..;
4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Rà soát quy chế phối hợp giữa Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT trong hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ và phòng chống cháy rừng đã ký kết, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra. Đặc biệt, Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy đối với các vụ cháy rừng, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục, phòng ngừa.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc, các cơ quan thông tấn, báo chí đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị và chủ rừng tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy định về PCCCR, BVR; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm cập nhật cảnh báo cháy rừng để thông tin, phát sóng, tuyên truyền kịp thời.
6. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 26/12/2022 của UBND tỉnh; kế hoạch thuê dịch vụ Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống giám sát rừng phục vụ chuyển đổi số trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Các sở: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng cho học sinh tại trường học và du khách tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có rừng, khu vực lễ hội gần rừng.
8. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn và thông báo kịp thời, chính xác cho các ngành liên quan để chủ động phối hợp đối phó với mọi tình huống xấu có thể xẩy ra.
9. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công nhằm đảm bảo tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnhphối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCCCR, BVR để mọi người hiểu rõ, tự giác chấp hành; sẵn sàng tham gia ứng phó chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
11. Các chủ rừng là tổ chức nhà nước có trách nhiệm:
Tổ chức, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật đối với diện tích rừng và đất rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch hoặc phê duyệt hoặc giao.
Tổ chức tăng cường kiểm tra, canh gác lửa rừng, đảm bảo trực 24/24 giờ trong các ngày có nguy cơ xẩy ra cháy rừng cao.
Chủ rừng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra cháy rừng thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức như kính gửi; UBND các huyện, thành phố có rừng; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các chủ rừng, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trên./.