Cập nhật: 14/06/2023 08:34:00
Xem cỡ chữ

Điệp Sơn thủy đạo là con đường chìm dưới mặt nước biển kéo dài 800m nối liền 3 hòn đảo lớn nhỏ ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 60km. Đây có thể được xem là con đường biển "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam.

Điệp Sơn thủy đạo

Tại cảng Vạn Giã, Nha Trang, Khánh Hoà, tàu ra Điệp Sơn thường xuất phát trong khoảng thời gian 9 - 11 giờ, đường đi mất khoảng 15 - 20 phút.

Con đường biển "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam  ảnh 1

Vào buổi sáng, khi thuỷ triều rút khiến con đường cát xuất hiện, dài khoảng 500m, rộng khoảng 8m ở gần đảo, rồi nhỏ dần ra xa còn khoảng 2 - 3m. Đến khi thuỷ triều dâng, con đường lại nằm chìm dưới mặt biển khoảng 1m. Vào ban đêm, du khách có thể chiêm ngưỡng con đường này phát sáng nhờ vào tảo biển phía dưới.

Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Điệp Sơn là từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau. Trong thời gian này, nắng nhẹ, biển khá êm đềm và làn nước trong xanh sẽ giúp du khách bớt mỏi mệt vì đường xa, sóng gió. Trong ngày, khoảng thời gian đẹp nhất để chiêm ngưỡng Điệp Sơn thủy đạo là 12h trưa, khi từ đảo 1 qua đảo 2 nước vừa, không quá sâu và từ đảo 2 qua đảo 3 nước rút lộ lên con đường cát trắng.

Con đường biển "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam  ảnh 2

Khoảng thời gian đẹp nhất để chiêm ngưỡng Điệp Sơn thủy đạo là 12h trưa

Điệp Sơn thuỷ đạo là con đường sở hữu vẻ đẹp “độc nhất vô nhị” được thiên nhiên trao tặng, tuy vậy, nơi đây hiện chỉ được phép khai thác du lịch tạm thời, chưa được tỉnh Khánh Hòa khuyến khích phát triển du lịch vì cho rằng địa điểm này nằm ngoài vùng quy hoạch du lịch. Ngoài ra, việc khai thác du lịch tại Điệp Sơn vẫn còn sơ sài, mới dừng lại ở việc di chuyển ra đảo bằng cano và thưởng thức hải sản, chưa có những sản phẩm hay dịch vụ du lịch chuyên nghiệp để thu hút du khách.

Con đường biển "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam  ảnh 3

Điệp Sơn thuỷ đạo là con đường sở hữu vẻ đẹp “độc nhất vô nhị” được thiên nhiên trao tặng

Theo Điệp Sơn thủy đạo/baophapluat.vn - 13/06/2023

 https://baophapluat.vn/con-duong-bien-doc-nhat-vo-nhi-tai-viet-nam-post478153.html