Ngày 05/8/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia ban hành Công văn số 14/VP-KH về tập trung ứng phó mưa lũ, sụt lún, sạt lở đất, đá, ngập lụt bảo đảm an toàn hồ đập.
Về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo như sau:
1. Các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thành phố:
- Thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ (Công điện số 607/CĐ-TTg, ngày 01/7/2023, Công điện số 691/CĐ-TTg, ngày 31/7/2023); các chỉ đạo, kế hoạch của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ (Văn bản số 5534/UBND-NN4 ngày 14/7/2023, số 6162/UBND-NN4 ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh, Văn bản số 14/VP-KH, ngày 05/8/2023 của Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia.
- Các sở, ban, ngành, nhất là các cơ quan Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt chế độ ứng trực (bao gồm trực chỉ huy, trực cán bộ) để xử lý kịp thời ngập, úng, sạt lở đất, sụt lún, ngập lụt, an toàn hồ đập trên địa bàn khi có mưa lớn xảy ra. Việc triển khai các phương án xử lý, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị, địa phương phải chủ động điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT (Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) chủ động phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị chức năng triển khai thực hiện tốt các nội dung theo chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Ủy Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ quốc gia, chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chống lụt bão, sụt lở đất,....
3. Bộ CHQS tỉnh (Thường trực Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh): Chủ động phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn được hỗ trợ, huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng chống sụt lún đất trong mùa mưa bão, nhất là các khu vực có nhiều hồ đập, khu vực miền núi.
4. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị chức năng và phối hợp với các đơn vị Công an, quân đội trên địa bàn, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn sẵn sàng và chủ động xử lý các vấn đề có liên quan đến phòng, chống ngập lụt, sạt lún đất, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố về thiên tai.
5. Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH tỉnh và các cơ quan thông tin truyền thông phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh tăng thời lượng phổ biến quy định pháp luật, quy định, chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng chống thiên tai, sạt lở đất, kỹ năng ứng phó, thoát hiểm khi có sự cố về thiên tai xảy ra.
6. UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn có trách nhiệm triển khai thực hiện tại địa phương mình về công tác phòng, chống ngập lụt, sụt lún đất. Lãnh đạo địa phương thường xuyên kiểm tra các khu vực trong điểm, ngập úng, sụt lún đất,... để nắm bắt tại thực địa để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện và báo cáo kết quả với UBND tỉnh theo quy định. Giao Bộ CHQS tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh tổng hợp, báo cáo chung với UBND tỉnh để báo cáo Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia./.