Cập nhật: 22/09/2023 08:54:00
Xem cỡ chữ

Mồ hôi tiết ra giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao.

Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường, mồ hôi quá nhiều. Một số người bị nặng thì ngay cả khi nghỉ ngơi, tay chân luôn ẩm ướt có khi nhỏ thành giọt…

Nguyên lý hoạt động của mồ hôi

Mồ hôi có 2 loại là mồ hôi thường và mồ hôi dầu, tiết ra do hoạt động sinh lý bình thường của tuyến mồ hôi trong cơ thể. Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao.

Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường, mồ hôi quá nhiều thấm qua quần áo. Một số người bị tăng tiết mồ hôi nặng thì ngay cả khi nghỉ ngơi hay làm việc ít, tay chân luôn ẩm ướt có khi nhỏ thành giọt gây bất tiện trong giao tiếp và làm việc.

Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường , mồ hôi quá nhiều.

Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường, mồ hôi quá nhiều.

Mồ hôi tiết ra nhiều hơn khi cơ thể ở trong các trạng thái như: xúc động mạnh, ốm sốt hoặc uống rượu, ăn đồ ăn có quá nhiều vị cay. Khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, lượng mồ mà cơ thể tiết ra có thể tăng gấp 10 lần.

Mồ hôi thường tiết ra nhiều ở những vùng da kín như: nách, lưng, đùi, bẹn; các vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: da vùng cổ, mặt hoặc những cơ quan trong cơ thể phải thường xuyên hoạt động như: bàn chân, bàn tay…

Ra mồ hôi tay chân là một rối loạn của cơ thể do sự kích thích quá mức của các thụ thể cholinergic trên các tuyến mồ hôi (Eccrine) gây đổ mồ hôi nhiều. Đặc trưng của tình trạng rối loạn này là mồ hôi tiết ra nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để điều hòa nội mô, gây khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân gây mồ hôi tay chân nhiều

Trong đa số trường hợp, đổ mồ hôi tay chân nhiều là nguyên phát hoặc có một số nguyên nhân rõ ràng gây ra.

Nguyên nhân do nguyên phát: Những người có hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức và một phần cũng do gen di truyền. Tuyến mồ hôi ngoại tiết (Eccrine gland) tiết trực tiếp mồ hôi ra da. Hơn nữa, tuyến eccrine tập trung nhiều ở vùng bàn tay, nách, bàn chân… những khu vực này thường bị ảnh hưởng bởi hội chứng này.

Các nhà khoa học cho rằng, trong trường hợp mắc chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát, mặc dù không cần làm mát cơ thể nhưng não bộ không vì lý do gì cũng gửi nhiều tín hiệu hơn đến các tuyến eccrine thông qua hệ thần kinh giao cảm dẫn đến ra mồ hôi tay chân nhiều.

Nguyên nhân thứ phát: Ra mồ hôi tay chân nhiều có thể do một số nguyên nhân gây kích hoạt tăng tiết mồ hôi như: có thai, thời kỳ mãn kinh, béo phì, nghiện bia rượu, dùng một số loại thuốc, đang có tình trạng nhiễm trùng…

Ra mồ hôi tay chân nhiều gặp các rắc rối gì?

Tùy mức độ có thể ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống người bệnh, theo thời gian triệu chứng có thể giảm một phần khi lớn tuổi. Tuy nhiên, đổ mồ hôi tay chân nhiều có thể khiến người bệnh lo âu, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.

Mặt khác sẽ gặp những bệnh sau:

  • Nhiễm nấm, nấm móng tay, chân nhất là người đi giầy kín cả ngày.

  • Mắc các bệnh về da: mụn cóc, viêm nang lông, chàm da…

  • Gây mùi khó chịu cho cơ thể.

  • Ảnh hưởng cảm xúc: stress, lo âu, ngại giao tiếp với người xung quanh...

  • Tùy thuộc vào nguyên nhân ra mồ hôi tay chân quá nhiều, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đó. Ảnh minh họa

  • Tùy thuộc vào nguyên nhân ra mồ hôi tay chân quá nhiều, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đó. Ảnh minh họa.

 

Điều trị và hạn chế ra nhiều mồ hôi tay chân nhiều

Tùy thuộc vào nguyên nhân ra mồ hôi tay chân quá nhiều, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đó. Nguyên tắc điều trị là thay đổi lối sống, điều trị bằng các biện pháp ít xâm lấn trước rồi mới áp dụng phẫu thuật…

Thay đổi lối sống sẽ cải thiện các triệu chứng bằng cách:

  • Không ăn thực phẩm chua, cay.

  • Hạn chế rượu.

  • Tránh mặc quần áo bó sát

  • Mang giày có miếng lót đế siêu thấm, có khả năng năng hút ẩm cao.

  • Tắm rửa hàng ngày.

  • Thay tất thường xuyên khoảng hai lần/ngày, có thể sử dụng các loại phấn bôi chân để giúp thấm mồ hôi.

  • Tập yoga, thiền… để kiểm soát sự căng thẳng.

  • Theo BS. Vũ Khanh/suckhoedoisong.vn - 21/09/2023

     https://suckhoedoisong.vn/mo-hoi-tay-chan-nhieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-169230919152216632.htm