Cập nhật: 17/11/2023 11:17:00
Xem cỡ chữ

Thời gian hình thành bao xơ sau nâng ngực chính là thời gian hình thành và tổ chức hóa mô sẹo bên trong, nhiều trường hợp bao xơ hình thành sớm ngay từ giai đoạn 3 - 6 tháng.

Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật nâng ngực. Có nhiều nguyên nhân gây co thắt bao xơ như: Nhiễm trùng, tụ dịch dưới da, tổn thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật, không kiểm soát nhiệt làm tổn thương mô, chăm sóc không đúng từ phía khách hàng….

Ths.Bs Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy cho biết thêm: “Ghi nhận trong hơn 200 ca tháo túi ngực trong 2023, thêm một nguyên nhân gây co thắt bao xơ thường thấy qua kết quả chụp MRI nhũ chuyên sâu do khoang đặt túi hẹp so với kích thước của túi ngực”.

ux1.jpg

Co thắt bao xơ xảy ra vào thời gian nào?

Thời gian hình thành bao xơ chính là thời gian hình thành và tổ chức hóa mô sẹo bên trong, nhiều trường hợp bao xơ hình thành sớm ngay từ giai đoạn 3 – 6 tháng. (Co thắt bao xơ là tình trạng phát triển mô sẹo xơ xung quanh túi độn ngực. Co thắt bao xơ mô tả tình trạng mô sẹo bắt đầu gây áp lực lên túi độn ngực). Cơ thể luôn hình thành một lớp vỏ bọc bảo vệ xung quanh bất kỳ vật thể nào mà nó nhận ra là lạ đặt vào cơ thể, thông thường lớp vỏ này (gọi là pocket) mềm mại giúp định hình vị trí túi ngực.

Cách tự kiểm tra ngực bị bao xơ

Một số dấu hiệu bất thường trên lâm sàng có nguy cơ co thắt bao xơ chị em cần lưu ý. Trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật có các triệu chứng như đau nhiều, đau thời gian dài, sưng bầm nhiều và kéo dài, kích thước ngực to bất thường và không đồng đều, có nhiễm trùng tại chỗ (đau kéo dài, tụ dịch, vết mổ viêm đỏ, chảy dịch …) và toàn thân (người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, sốt nhẹ - cao) phải sử dụng thuốc kháng sinh thời gian kéo dài trên 2 tuần, ngực không mềm mại theo thời gian… cần theo dõi kỹ hơn diễn tiến quá trình lành thương, các bất thường, trao đổi với bác sĩ phẫu thuật, không nên phẫu thuật bóc bao xơ trong gian đoạn này vì vết thương chưa lành bên trong.

Giai đoạn từ 3 – 6 tháng bao xơ độ 1 và 2 rất khó nhận biết, chị em cần lưu ý khi sờ vào ngực tại vị trí cực dưới, bên trong và ngoài ở tư thế đứng và nằm có cảm nhận cứng tại một vài điểm nào đó. Trên 6 tháng, pocket đã hình thành ổn định, chị em có thể tự kiểm tra sự cân xứng của ngực ở cực trên và dưới, cực trong và ngoài, đầu đi hai bên, độ mềm của ngực theo thời gian, kiểm tra sự bất thường và theo dõi quá trình hình thành bao xơ (nếu có).

Nguyên nhân gây co thắt bao xơ do kỹ thuật tạo khoang

Ths.Bs Hồ Cao Vũ cho biết thêm một trong những nguyên nhân ghi nhận trong các ca tháo túi ngực, vỡ túi bác sĩ nhận thấy khoang đặt túi hẹp so với kích thước túi. Túi ngực không được trải đều trong khoang, bị chèn ép bởi cơ, các mô sợi bên trong, theo thời gian nếp gấp vỏ túi tại các điểm bị ép lão hóa nhanh hơn gây nên nguyên nhân vỡ túi ngực sớm.

Tất cả các ca phẫu thuật nâng ngực đều được gây mê toàn thân, thuốc giãn cơ được sử dụng nhằm tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Túi thường được đặt dưới cơ, giữa hai mặt phẳng (gọi là dual plane), trong phẫu thuật cơ được giãn hoàn toàn vì thế nếu tạo khoang vừa đủ với kích thước túi ngực, sau khi thoát mê cơ siết lại khoang sẽ hẹp so với kích thước túi khi bác sĩ không đủ kinh nghiệm để đánh giá.

Hình thành dải xơ và mô sẹo gây co rút

Với phương pháp nâng ngực phẫu tích mù (blunt dissection) cơ hầu như không được cắt ở vị trí viền quanh túi chính xác, cơ bị đứt, tổn thương bởi dụng cụ và chỉ giãn tạm thời. Quá trình phẫu thuật, gây chảy máu và tụ dịch nhiều cơ thể không hấp thu được hoàn toàn, ảnh hưởng đến quá trình hình thành pocket tạo ra những dải xơ chai, hậu quả vị trí khoang túi không giống như ban đầu định vị.

Những vị trí thấp trong khoang, máu đọng lại tạo hematoma và cục máu đông sau quá trình tổ chức hóa sẽ không được hấp thu hoàn toàn tạo nên những vùng xơ, dải xơ gây co rút tại chỗ cũng như co kéo các vùng lân cận gân nên khoang đặt túi hẹp và chèn ép lên túi độn.

Trong khoang đặt túi luôn có áp lực, dịch máu tụ lâu ngày sẽ tạo thành vệt theo lực tác động vào, qua thời gian tạo thành dải xơ co kéo tạo nên những nếp gấp. Ngoài ra, sử dụng dao đốt điện không kiểm soát được nhiệt lượng tạo nên các mô xơ kéo dài trong quá trình lành thuơng gây co rút. 

ux2.jpg

Kỹ thuật tạo khoang đặt túi bằng dao siêu âm

Giới hạn của khoang đặt túi từ bờ ngoài lồng ngực và cực dưới bầu ngực là sự liên kết giữa các mô sợi, mô mỡ với cấu trúc của mạc cân cơ thành ngực trước rất chắc chắn. Để giải phóng đủ kích thước khoang đặt túi ở vị trí bờ ngoài và cực dưới ngoài bầu ngực cần phải được tách rời tổ chức này với cấu trúc thành ngực trước (mạc cân cơ).

Với phương pháp phẫu tích mù, các dụng cụ phẫu thuật sẽ không hoàn toàn thực hiện được một cách đồng đều tại mặt cắt trong vùng này, từ đó tạo nên khoang đặt túi không đủ. Ngoài ra, khoang giữa cơ ngực lớn và bé có tổ chức mạc lỏng lẻo, khoang này có sự thông thương về phía bụng qua cấu trúc mạc, dây chằng ở cực dưới bầu ngực, vì thế phương pháp phẫu tích mù có nhiều nguy cơ và thuận lợi cho việc thông thương giữa 2 khoang này dẫn đến hậu quả tụt túi ngực sau thời gian đặt túi.

Với phương pháp phẫu tích điểm sử dụng dao siêu âm Harmonic, InnoLcon giúp cầm phẫu thuật viên bóc tách các lớp, tạo hình khoang thuận lợi cho kĩ thuật chuyển mặt phẳng khi tạo khoang ở vùng này. Dao có siêu âm có chức năng đốt – hàn – cắt mang lại những ưu điểm trong phẫu thuật nâng ngực như: kiểm soát việc chảy máu, tổn thương mô mức thấp nhất, giảm thiểu sang chấn mô, hạn chế tiết dịch gần như hoàn toàn với mức độ chính xác cao khi cắt mô trong quá trình tạo khoang, tốc độ lành thương sau mổ nhanh và hạn chế biến chứng.

Theo VOV.VN - 17/11/2023

https://vov.vn/suc-khoe/lam-dep-giam-can/thoi-gian-hinh-thanh-co-that-bao-xo-sau-nang-nguc-can-luu-y-post1059679.vov