Cập nhật: 05/02/2024 09:24:00
Xem cỡ chữ

Những người thức dậy mỗi đêm và khó ngủ thường xuyên hơn bình thường, là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, có khá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Thức dậy vào ban đêm là hiện tượng khá phổ biến, một nghiên cứu cho thấy 35% mọi người gặp phải tình trạng gián đoạn giấc ngủ ít nhất ba lần một tuần. Những điều như tiếng ngáy của người khác, thay đổi độ và nhiệt độ đột ngột hoặc tiếng ồn có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn tạm thời. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể nhanh chóng quay lại giấc ngủ sau những gián đoạn như vậy.

Trong những trường hợp khác, những người thức dậy mỗi đêm và khó ngủ thường xuyên hơn bình thường, là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, có khá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Rối loạn nhịp sinh học

Cơ thể sẽ cố gắng điều chỉnh thói quen ngủ và thức theo các tín hiệu môi trường, chẳng hạn như ánh sáng và bóng tối, giờ ăn và tập thể dục. Khi cơ thể không đồng bộ với những tín hiệu này, điều đó có thể dẫn đến chứng rối loạn nhịp sinh học. Trong những trường hợp như vậy, có thể gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, hoặc thức dậy vào những thời điểm bất thường.

nhung yeu to anh huong den chat luong giac ngu hinh anh 1

Rối loạn giấc ngủ phổ biến

Thức giấc vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của rối loạn giấc ngủ. Ví dụ, những người bị mất ngủ thường thức dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) khiến đường thở bị tắc nghẽn, cuối cùng làm gián đoạn giấc ngủ. Ác mộng là một lý do khác khiến bạn có một đêm trằn trọc, khó ngủ lại ngay do mức độ căng thẳng gia tăng.

Tình trạng sức khỏe tâm thần

Những người đang phải đối mặt với các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu có thể có những suy nghĩ trằn trọc hoặc lo lắng dai dẳng vào ban đêm. Điều này có thể cản trở khả năng bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ của họ.

Các vấn đề sức khỏe

Một số người có thể thức dậy vào ban đêm do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Một ví dụ là huyết áp cao về đêm, gây ra các triệu chứng như đi vệ sinh thường xuyên, ngáy, khó thở và giấc ngủ bị gián đoạn. Các tình trạng khác như trào ngược axit, hen suyễn và mất trí nhớ cũng liên quan đến việc thức giấc thường xuyên vào ban đêm.

Cơn đau

Có thể rất khó để nghỉ ngơi vào ban đêm khi đang phải đối mặt với cơn đau. Đó không chỉ là sự khó chịu về thể chất, cơn đau còn đi kèm với các vấn đề về tinh thần như lo lắng, trầm cảm, khiến vấn đề về giấc ngủ càng trở nên tồi tệ hơn. Các nghiên cứu cho thấy những người bị đau mãn tính có nhiều khả năng thức dậy vào giữa đêm. Họ cũng mất nhiều thời gian hơn để quay lại giấc ngủ sau khi thức dậy.

Tuổi lớn hơn

Khi chúng ta già đi, hệ thống sinh học của chúng ta trải qua những thay đổi ảnh hưởng đến mô hình đều đặn của chu kỳ ngủ-thức. Việc này có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen ngủ của chúng ta, như đi ngủ, dậy sớm hơn nhiều và thức giấc thường xuyên hơn vào ban đêm.

Nội tiết tố

Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh có thể khiến bạn dễ thức giấc vào ban đêm. Vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong kỳ nguyệt, với khoảng 98%. Ở thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm sản xuất estrogen và progesterone dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và mất ngủ.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc tác động tiêu cực đến giấc ngủ và góp phần khiến chúng ta thức giấc vào ban đêm. Ví dụ, thuốc chẹn beta, thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, có thể ức chế giải phóng melatonin, khiến bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến việc phải đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm, điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Lối sống

Những người hút thuốc lá thường gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ và khó ngủ do tác dụng kích thích của nicotine. Vệ sinh giấc ngủ kém cũng có thể góp phần khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

Theo CTV Gia Khánh/VOV.VN (biên dịch) - 05/02/2024

Healthnews

 https://vov.vn/suc-khoe/nhung-yeu-to-anh-huong-den-chat-luong-giac-ngu-post1075569.vov