Có nhiều lầm tưởng về chứng sa sút trí tuệ, rằng tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Tuy nhiên, một chuyên gia đã cảnh báo bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến cổ họng.
Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn nghiêm trọng - mà thực sự có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thể chất.
Sa sút trí tuệ mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ do tổn thương não gây ra (chẳng hạn như Bệnh Alzheimer). Chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, nhưng một chuyên gia cảnh báo tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến cổ họng.
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị chứng sa sút trí tuệ nhưng việc chẩn đoán là điều cần thiết để đảm bảo bạn nhận được tất cả sự hỗ trợ cần thiết. Một số loại thuốc và liệu pháp sẽ giúp làm giảm bớt một số tác dụng phụ hoặc làm chậm sự phát triển của tình trạng này.
Chứng khó nuốt là một tác dụng phụ thường gặp của chứng sa sút trí tuệ ngày càng trầm trọng (Ảnh: Getty Images/iStockphoto)
Tiến sĩ Ahmad Khudakar, Giảng viên cao cấp tại Đại học Teesside (Anh), đã chỉ ra một dấu hiệu 'bất thường' của chứng sa sút trí tuệ là gặp khó khăn khi nuốt. Về mặt y học, nó được gọi là chứng khó nuốt.
Chuyên gia giải thích: “Tình trạng này xảy ra do tổn thương các vùng não chịu trách nhiệm vận động và phối hợp, bao gồm cả vùng não kiểm soát phản xạ nuốt. Những người mắc chứng này thường bị yếu cơ, các vấn đề về phối hợp và giảm cảm giác ở cổ họng, dẫn đến khó nuốt.”
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh (NHS), chứng khó nuốt thường là dấu hiệu ở giai đoạn sau của chứng sa sút trí tuệ.
Tất nhiên, khó nuốt cũng có thể là do các vấn đề khác ít nghiêm trọng hơn như ợ nóng, trào ngược axit và thậm chí là tác dụng phụ tiềm ẩn của một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của mình thì cần phải đi khám bác sĩ.
Ảnh: gastroconsa
Các dấu hiệu phổ biến khác cần chú ý của chứng sa sút trí tuệ