Cập nhật: 05/07/2024 17:51:00
Xem cỡ chữ

Quá trình chuyển đổi từ tiền mãn kinh sang mãn kinh là một phần hoàn toàn tự nhiên trong cuộc sống của phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn những quan niệm sai lầm phổ biến về thời kỳ mãn kinh. Dưới đây là 7 sai lầm và sự thật về quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh.

Thời kỳ mãn kinh được Tổ chức Y tế Thế giới mô tả là một giai đoạn liên tục trong các giai đoạn cuộc đời của phụ nữ và thường có xu hướng xảy ra ở độ tuổi từ 45-55.

Thời kỳ mãn kinh được xác định sau khi một người phụ nữ đã trải qua 12 tháng liên tục không có chu kỳ kinh nguyệt và có đặc điểm sinh lý là sự suy giảm nồng độ estrogen cùng một loạt các dấu hiệu, triệu chứng khác.

Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ ngừng sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đây là những hormone cần thiết cho khả năng sinh sản hoặc để thụ thai. Mãn kinh đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh sản của phụ nữ vì họ không thể thụ thai được nữa.

1. Thời điểm mãn kinh

Mãn kinh có nghĩa là phụ nữ không có kinh trong 12 tháng liên tiếp. Những thay đổi dẫn đến mãn kinh, được gọi là tiền mãn kinh, bắt đầu sớm hơn nhiều. Tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 45 đến 55 hoặc bắt đầu sớm hơn nhiều.

Sự thật đằng sau những lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh- Ảnh 1.

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn.

Thời kỳ mãn kinh có xu hướng xảy ra ở độ tuổi từ 51 đến 52, nhưng:

  • Khoảng 5% phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 40 đến 45.

  • Khoảng 1% phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước tuổi 40.

Một phân tích năm 2014 của 46 nghiên cứu trên 24 quốc gia cho thấy độ tuổi mãn kinh tự nhiên trung bình là 48,8 tuổi. Nghiên cứu cũng cho thấy độ tuổi mãn kinh khác nhau giữa các vùng, quốc gia và nhóm dân tộc khác nhau. Các yếu tố có thể đóng vai trò trong những khác biệt này là:

  • Biến thể di truyền

  • Vị trí kinh tế xã hội

  • Môi trường

  • Yếu tố sinh sản

  • Các yếu tố lối sống bổ sung cũng ảnh hưởng đến thời gian mãn kinh như hút thuốc; mức độ hoạt động thể chất và chỉ số khối cơ thể (BMI).

2. Phụ nữ đều trải qua thời kỳ mãn kinh như nhau

 

Không phải phụ nữ nào cũng trải qua thời kỳ mãn kinh có triệu chứng giống nhau hoặc mức độ nghiêm trọng giống nhau.

Thời kỳ tiền mãn kinh có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài hơn, có phụ nữ thường xuyên bị bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm hơn, có phụ nữ khá lại có nhiều khả năng bị giảm ham muốn tình dục hơn.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời kỳ mãn kinh do nhiều yếu tố, điều kiện môi trường sống.

3. Mãn kinh chỉ kéo dài một thời gian ngắn

Đối với hầu hết phụ nữ, quá trình chuyển đổi mãn kinh diễn ra trong nhiều năm. Tiền mãn kinh bắt đầu khi buồng trứng giảm sản xuất estrogen và progesterone. Tốc độ điều này xảy ra rất khác nhau ở mỗi người.

Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 7 năm nhưng đối với một số người, thời kỳ này có thể kéo dài trên 10 năm.

4. Mãn kinh gây mệt mỏi

Hầu hết những người trải qua thời kỳ mãn kinh đều có xu hướng gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Ngay cả đối với những người gặp phải các triệu chứng khó chịu, thời kỳ mãn kinh sẽ trở nên dễ chịu hơn khi xem xét các khía cạnh tích cực nhất định:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) đã trở thành quá khứ.

  • Không còn kinh nguyệt, bất cứ điều gì liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Không lo lắng về việc mang thai ngoài ý muốn.

5. Mãn kinh không còn ham muốn tình dục

Sự thật đằng sau những lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh- Ảnh 3.

Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ mãn kinh sẽ không còn ham muốn tình dục.

Mãn kinh không tự động chấm dứt ham muốn tình dục. Phụ nữ vẫn có thể có đời sống tình dục trọn vẹn. Đối với một số người, việc thoát khỏi kinh nguyệt và kiểm soát sinh sản giúp mang lại cảm giác tự do và hết sức gợi cảm.

Nồng độ hormone thấp hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Nhưng đó không phải là trường hợp của tất cả mọi người. Một số triệu chứng mãn kinh, như khô âm đạo dễ khiến quan hệ tình dục không thoải mái hoặc thậm chí đau đớn.

Dưới đây là một số điều có thể giúp ích nếu vẫn có ham muốn tình dục:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo để giảm bớt tình trạng khô âm đạo.

  • Sử dụng chất bôi trơn để giảm đau khi giao hợp.

  • Quan hệ tình dục nhiều hơn, giúp tăng lưu lượng máu, từ đó giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh.

  • Chú ý đến màn dạo đầu, vì việc được kích thích hoàn toàn cũng làm tăng độ ẩm tự nhiên.

  • Hãy thử các vị trí mới để thấy thoải mái.

  • Thực hiện các bài tập sàn chậu để tăng cường cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu đến khu vực này.

  • Tránh các sản phẩm gây kích ứng như xà phòng mạnh hoặc có mùi thơm.

  • Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc hoặc liệu pháp thay thế hormone có thể giúp quan hệ tình dục thoải mái hơn.

6. Phải chịu đựng các triệu chứng như bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm

Rất nhiều chiến lược giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh như đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa. Một số phụ nữ có thể thoát khỏi cơn bốc hỏa thường xuyên. Tuy nhiên, khi các triệu chứng dữ dội hoặc quá thường xuyên, nó sẽ trở thành một vấn đề lớn hơn. Dưới đây là một số cách có thể giúp ích:

  • Tránh các tác nhân như thức ăn cay, rượu và đồ uống như cà phê và trà.

  • Uống nước mát khi bắt đầu cơn bốc hỏa.

  • Mặc quần áo cotton, thoáng khí.

  • Chọn loại vải thoáng khí cho bộ ga trải giường.

  • Nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị như: Liệu pháp hormone, dùng estrogen đơn độc hoặc kết hợp với progesterone bằng dạng thuốc viên, miếng dán da và kem bôi âm đạo. Thuốc không chứa nội tiết tố giúp giải quyết các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và giấc ngủ.

7. Mãn kinh nghĩa là già

Mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời nhưng không hẳn có nghĩa là già đi. Nếu nghĩ về tuổi tác bằng những con số, thời kỳ mãn kinh có thể bắt đầu ở độ tuổi 30. Vì vậy, nó chắc chắn không phải là dấu hiệu của tuổi già.

Mãn kinh đơn giản là một giai đoạn mới trong cuộc đời. Giống như mọi giai đoạn khác mà phụ nữ đã trải qua, nó có thể không thể đoán trước và có thể mang lại nhiều lợi ích.

Quá trình chuyển sang thời kỳ mãn kinh có thể mất nhiều năm. Tuy nhiên, thời kỳ mãn kinh không phải lúc nào cũng cần điều trị. Nhưng nếu các triệu chứng mãn kinh cản trở cuộc sống, hãy đi khám và thảo luận về các triệu chứng với bác sĩ và hỏi về các lựa chọn điều trị có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/su-that-dang-sau-nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-thoi-ky-man-kinh-169240701101630114.htm