Cập nhật: 15/11/2024 09:31:00
Xem cỡ chữ

Khi người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Nhất là những người mắc các bệnh thực thể như đái tháo đường, tim mạch, huyết áo, đột quỵ, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp....

Hầu hết người cao tuổi luôn tự ti về sự tồn tại không có ích của mình. Họ cảm thấy mình vô dụng, cô đơn... Nếu không được chia sẻ và quan tâm đúng cách, suy nghĩ "mình là người thừa, gánh nặng cho con cháu" sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.

Nếu không được chia sẻ và quan tâm đúng cách, suy nghĩ

Nếu không được chia sẻ và quan tâm đúng cách, suy nghĩ "mình là người thừa, gánh nặng cho con cháu" sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.

Biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi

Khi trầm cảm, người cao tuổi có biểu hiện:

  • Cáu gắt vô cớ, khóc – cười không rõ nguyên nhân.

  • Hay lo lắng, bồn chồn…cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự bản thân thư giãn một cách thoải mái.

  • Xuất hiện các dấu hiệu khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt.

  • Người bệnh bắt đầu cảm thấy giảm sự chú ý quan tâm, mất đi hứng thú đối với các hoạt động, đồ vật.

  • Có dấu hiệu tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác.

  • Mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng.

  • Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn trước. Họ thường có cảm giác lo lắng nhiều hơn, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định.

  • Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị trầm cảm

    Những sự kiện làm đảo lộn trong cuộc sống như: về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng, gia đình ly tán, chết chóc,.... đều là những nguyên nhân có thể tác động rất mạnh đến người cao tuổi. Các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Yếu tố sinh lý, nội tiết. Sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi khiến dễ mắc trầm cảm.

  • Sử dụng thuốc và tác dụng phụ của thuốc như: thuốc chữa cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây ngủ, .....

  • Lạm dụng chất kích thích. Uống rượu quá nhiều.

  • Các loại bệnh tật trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi.

  • Ít vận động, đặc biệt ở những người có bệnh tại các cơ quan vận động cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm ở những người cao tuổi.

  • Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

  • Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

  •  

    Cách hạn chế trầm cảm ở người cao tuổi

    Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn. Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

    Khi bị trầm cảm, cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, đó là:

  • Giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn bằng cách tổ chức các hoạt động ngoài trời, những buổi đi chơi dã ngoại…

  • Người thân, con cháu hãy ở bên cạnh yêu thương, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ.

  • Động viên, khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí, tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, đi du lịch… Thường xuyên tập luyện thể dục và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và điều độ.

  • Tạo môi trường sống thoải mái, vui vẻ, ấm cúng bên con cháu.

  • Uống thuốc thận trọng dưới sự theo dõi và kê đơn của bác sĩ, vì một số loại thuốc là tác nhân của trầm cảm ở người cao tuổi.

  • Theo suckhoedoisong.vn
     https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-nguoi-cao-tuoi-bi-tram-cam-169241111162903084.htm