Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ ngày thứ hai sau sinh trở đi và có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Nếu sau thời gian đó không hết vàng da thì được gọi là vàng da bệnh lý.
Ban đầu, vùng da mặt và củng mạc mắt của bé sẽ có màu vàng. Sau đó có thể lan xuống vùng bụng, ngực, quá rốn và thậm chí cả tứ chi tùy vào mức độ của bệnh. Vị trí cuối cùng vàng da sẽ là lòng bàn tay và lòng bàn chân.
![Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ ngày thứ hai sau sinh trở đi và có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Nếu sau thời gian đó không hết vàng da thì được gọi là vàng da bệnh lý. Ảnh minh họa Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ ngày thứ hai sau sinh trở đi và có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Nếu sau thời gian đó không hết vàng da thì được gọi là vàng da bệnh lý. Ảnh minh họa](https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/thumb_w/640/324455921873985536/2025/2/10/vang-da-2-17391718537541585482018.jpeg)
Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ ngày thứ hai sau sinh trở đi và có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Nếu sau thời gian đó không hết vàng da thì được gọi là vàng da bệnh lý. Ảnh minh họa
Phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý
Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 dạng, vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Vàng da sinh lý
Xuất hiện ở trẻ sau khi sinh 24 giờ và biến mất trong vòng 1 tuần đến 2 tuần. Vàng da sinh lý thường tự khòi và không gât nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Vàng da sinh lý thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ đơn thuần và không kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác như bỏ bú, thiếu máu, lừ đừ…
Đối với trẻ sinh thiếu tháng, nồng độ Bilirubin trong máu không vượt quá 14mg% và không quá 12mg% với những trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, tốc độ tăng Bilirubin trong máu trong 24 giờ cũng không vượt quá 5mg% . Hơn nữa, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn để có thể loại bỏ hết được lượng Bilirubin tích tụ trong máu, do đó dẫn đến hiện tượng vàng da.
Tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất khi trẻ được 2 tuần tuổi, bởi đây là lúc gan đã phát triển và có thể lọc thải được những chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý nếu có những biểu hiện như:
-
Vàng da đậm, sau 1 - 2 tuần vẫn không có dấu hiệu biến mất.
-
Xuất hiện vàng da với mức độ toàn thân, cả củng mạc mắt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
-
Trẻ bỏ bú, lừ đừ, co giật. Khi làm xét nghiệm cho kết quả nồng độ Bilirubin trực tiếp trong máu tăng cao so với thông thường.
Vàng da bệnh lý có thể là do một số nguyên nhân sau đây gây ra: bệnh lý tan máu, bệnh lý gan mật bẩm sinh, nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da…
Những trường hợp trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh vàng da: trẻ sinh khi chưa đủ 37 tuần, trẻ bị dị ứng sữa mẹ.
![bố mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh trong không gian có đủ ánh sáng nhằm phát hiện sớm tình trạng vàng da nếu có. bố mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh trong không gian có đủ ánh sáng nhằm phát hiện sớm tình trạng vàng da nếu có.](https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/thumb_w/640/324455921873985536/2025/2/10/vang-da-17391718537701002958710.jpg)
Bố mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh trong không gian có đủ ánh sáng nhằm phát hiện sớm tình trạng vàng da nếu có.
Cách xử trí khi trẻ bị vàng da
Trẻ bị vàng da thường sẽ khó nhận biết. Do đó, bố mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh trong không gian có đủ ánh sáng nhằm phát hiện sớm tình trạng vàng da nếu có. Có thể dùng tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây rồi buông ra, quan sát tại vị trí ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
Đối với những trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý nên cho con tắm nắng mỗi ngày vào khoảng 7 - 7h30 sáng.
Đối với những trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý thì có thể cần đến các phương pháp điều trị, phổ biến nhất là phương pháp quang trị liệu - sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể như chiếu đèn thông thường hoặc điều trị sợi quang.
-
Chiếu đèn: Dưới tác dụng của luồng ánh sáng xanh đặc biệt giúp chuyển hóa bilirubin thành các chất không độc, hòa tan được trong nước để cơ thể đào thải ra ngoài qua đường phân, nước tiểu. Ánh sáng có thể được chiếu theo hướng từ trên xuống hoặc kết hợp chiếu từ dưới lên. Trẻ cởi trần, chỉ mặc tã và bịt mắt, được trở người thường xuyên để ánh sáng tiếp xúc với toàn bộ bề mặt da, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
-
Thay máu: Nồng độ bilirubin tăng cao, đến ngưỡng thay máu, bác sĩ sẽ chỉ định thay máu.
-
Tiêm/truyền thuốc qua đường tĩnh mạch: Globulin, Albumin hoặc một số thuốc đặc trị khác có thể được chỉ định trong điều trị vàng da cho trẻ.
-
Bên cạnh đó, đảm bảo trẻ bú đủ sữa: Cho trẻ bú đủ sữa, cho trẻ bú khoảng 8 – 12 lần/ngày, bú đúng cách. Vệ sinh tay và vùng ngực sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú. Rửa sạch, khử khuẩn bình sữa cho trẻ đúng cách.
-
Trẻ sơ sinh nên được nghỉ ngơi, chăm sóc trong không gian thông thoáng, sạch sẽ, có nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp. Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để từ đó có hướng xử trí kịp thời nếu trẻ tiềm ẩn vấn đề sức khỏe nào đó.
-
Theo suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-vang-da-sinh-ly-va-benh-ly-169250210142000051.htm