Phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tặng tiền mừng tuối vào dịp đầu năm, hay những dịp lễ, là một phong tục phổ biến ỏ các nưóc Á đông. Phong tục này vốn phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu vào dịp Tết Nguyến Đán, gọi là lì xì. Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi.

17/01/2017
519 lượt xem

Văn khấn khi cúng giỗ

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất. Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất. Nên vào ngày giỗ của tổ tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đình mời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơm, quả trứng, đĩa muốỉ, lưng canh với ba nén hương, cây đèn dầu cúng người đã khuất. Và trong khi cung giỗ, không thể thiếu văn khấn.

16/01/2017
345 lượt xem

Ăn Tết

Tết là một sinh hoạt văn hoá cổ truyền quan trọng - nếu không nói là quan trọng nhất của người Việt ở đồng bằng. “Năm hết Tết đến”, mọi công cuộc làm ăn - sản xuất - trước hết là sản xuất nông nghiệp - đều dần dần giảm thiểu đến mức tối đa - thậm chí ngày trước có khi tạm ngưng hẳn - để đổ dồn cho việc sửa soạn cái Tết, tắm mình trong không khí Tết, hưởng thụ Tết, sinh hoạt Tết rồi thư dãn sau Tết. “Ra Giêng ngày rộng, tháng dài...”

16/01/2017
268 lượt xem

Phong tục ngày Tết dân gian Việt Nam

Thời buổi hiện đại ngày nay, nhịp sống luôn hối hả, tất bật khiến rất nhiều gia đình cũng như các bạn trẻ dường như lãng quên đi cái Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam, cái không khí đầm ấm rất riêng của những ngày này. Điều này thật đáng buồn nhưng may mắn là phần đông các gia đình Việt Nam vẫn giữ được nét văn hóa tốt đẹp này, chúng ta cùng điểm qua những phong tục tập quán và một số nét đặc trưng ngày Tết bạn nhé . 

15/01/2017
244 lượt xem

Phong tục dâng hương cúng giỗ

Theo tập quán lâu đời, người dân Việt lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí ngưòi đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thưòng tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

15/01/2017
254 lượt xem

Tục gội đầu chiều 30 Tết của người Thái trắng

Người Thái trắng ở Quỳnh Nhai, Sơn La có hẳn một lễ hội gội đầu vào chiều 30 Tết.

14/01/2017
368 lượt xem

Phong tục xuất hành cầu may ngày tết

Đầu năm mới, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần…

14/01/2017
425 lượt xem

Phong tục Tết xưa

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Thu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên đán (ngày đầu năm).

11/01/2017
239 lượt xem

Tục treo câu đối đỏ ngày Tết

Cổng hay cửa nhà là điểm chia cắt giữa gia đình với bên ngoài và cũng là bình phong để ngăn tà, nên cứ đến 30 Tết, người ta lại dán câu đối hai bên cửa với những lời hay ý đẹp, mong cho năm mới ma tà thấy đỏ không vào, vận may gặp đỏ cho người người bình yên. 

11/01/2017
889 lượt xem

Tục tắm tất niên cùng cây mùi già của người Việt Nam

Từ lâu thói quen đun nước lá mùi già để tắm trong ngày 30 Tết đã trở thành một phong tục đẹp, thiêng liêng và là nét văn hóa của người Việt Nam.

11/01/2017
221 lượt xem
Trang 15 trong 19Đầu tiên   Trước   10  11  12  13  14  [15]  16  17  18  19  Tiếp   Cuối