Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên đán là những ngày lễ lớn nhất trong năm.
Tết Nguyên đán là dịp để gia đình được sum vầy đoàn tụ sau một năm hăng say làm việc, chăm chỉ học tập. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt với vô vàn các phong tục, tập quán, văn hóa phong phú được các thế hệ tiếp nối và lưu giữ, phát huy.
Vì sau lễ đưa ông Táo lên chầu Trời (23 tháng Chạp), người ta kiêng đào bới đất ít nhất là đến ngày hạ nêu (có nơi kéo dài suốt cả tháng giêng như Nam Bộ). Cho nên những ngày này đất đang nghỉ, đất cũng trở nên linh thiêng và con người không được hành động tùy tiện nơi mảnh đất mà mình đang ở. Ngày mồng một Tết mới có tục xông đất thật là quan trọng. Trừ những người ở chung trong nhà còn bất cứ ai đạp chân lên đất vườn mình đầu tiên vào ngày mồng một Tết thì người ấy được xem là khách “xông đất” - (có nơi gọi là đạp đất hay xông nhà).
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.
Tết đến xuân về, người Việt thường có tục đi hái lộc vào đêm giao thừa. Cùng tìm hiểu phong tục hái lộc trong đêm giao thừa để may mắn trong cả năm.
Từ xưa đến nay, người dân Việt quanh năm thường làm ăn vất vả, ít khi nghỉ ngơi, nhiều người còn phải sống xa quê hương. Chỉ có những ngày Tết là dịp để mọi người đoàn tụ gia đình và chơi xuân.
Với nhiều gia đình, đầu năm đi lễ chùa là để cầu phúc cho một năm an lành. Theo quan niệm của đạo Phật, đi lễ đầu năm là nhằm hướng đến “vạn sự hanh thông”. Đến chùa, người ta không chỉ cầu an cho gia đình mà còn cho tất cả mọi người. Có khá nhiều người đến khấn Phật với nhiều ước nguyện khác nhau. Người lớn tuổi thì mong ước công việc làm ăn phát đạt, các chàng trai, cô gái cầu mong chuyện tình cảm tốt đẹp hơn…
Hằng năm, khi cái lạnh của mùa đông nhường chỗ cho mùa xuân với muôn hoa khoe sắc, cũng là lúc người dân Việt Nam nô nức sắm sửa cho ngày Tết và đặc biệt là không quên mua sắm lễ vật thờ cúng gia tiên. Bởi tự ngàn đời dân tộc Việt vốn rất coi trọng lễ nghĩa, nên người con hiếu thảo là người biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ và hiếu lễ với ông bà, tổ tiên.
Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò. Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng luộc.
Mâm cỗ Tết ba miền tuy có nhiều khác biệt nhưng tựu chung lại đều có cơm, xôi, bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền, phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử, địa lý của một đất nước có nền văn minh lúa nước.