Đình Đại Phúc

Đình Đại Phúc nằm trên một gò cao sát sông Cà Lồ. Đình vốn dĩ là một đình to và có niên đại sớm xưa kia nổi tiếng trong vùng. Do chiến tranh và thời gian tàn phá hiện nay đình còn một tòa hậu cung được vào đầu thế kỷ 19. Phần đình còn lại hiện nay chủ yếu của thời Nguyễn. Đầu năm 1933, đình được tu bổ chủ yếu bằng cách xây gạch xung quanh. 

06/07/2016
521 lượt xem

Đền Trần Nguyên Hãn

Lập Thạch là một vùng đất cổ có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, có bề dày văn hiến và nhiều phong tục cổ tốt đẹp của nền văn minh lúa nước. Là một huyện gần kề với đỉnh của đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, nên các phong tục tín ngưỡng còn đậm sắc thái tinh thần của người Việt cổ. Lập Thạch có nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tiêu biểu là đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn. 

06/07/2016
365 lượt xem

Đình Khả Do

Đình Khả Do, xã Nam Viêm (Phúc Yên) được xây dựng thời Hậu Lê (Lê Cảnh Hưng - 1741) thờ Tam Giang Đại Vương - Danh tướng giúp Triệu Việt Vương đánh tan giặc nhà Lương; Minh Phi Hoàng Hậu - Thánh Mẫu sinh ra Đức Tam Giang; Tá Phụ Nương Tử - Em gái Đức Tam Giang đã có công trong việc phụ trách quân lương.

05/07/2016
276 lượt xem

Đình làng Tri Chỉ

Đình làng Tri Chỉ nằm ở thôn Tri Chỉ xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 10km. Theo quyết định số 460/ QĐ-BT ngày 18 tháng 03 năm 1996, Bộ Văn hóa Thông Tin đã cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia cho đình làng Tri Chỉ.

05/07/2016
315 lượt xem

Vãn cảnh đền Mẫu, chùa Vàng ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Cách  thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chừng 25km đường đèo dốc, ôtô chạy non một giờ  sẽ đến khu du lịch Tam Đảo. Đường dốc trung bình 15 độ nghiêng,  quanh co, ngoằn ngoèo men theo sườn núi, dọc hai bên đường chập chùng rừng thông bạt ngàn, lá reo vi vu trong gió.

03/07/2016
253 lượt xem

Đền Thính

Đền Thính nằm tách biệt khỏi khu dân cư giữa cánh đồng thuộc xã Tam Hồng, cách trung tâm huyện lỵ Yên Lạc khoảng 1km về phía Tây. Gọi là đền Thính vì nhân dân kiêng chữ huý chữ Thánh trong bài vị Tản viên sơn Thánh, nên gọi chệch đi.

01/07/2016
787 lượt xem

Đền Mẫu Sinh

Đền Mẫu Sinh nằm trên một gò đất cao, nhìn ra một cánh đồng rộng lớn, thường được gọi là đồng “cửa làng”. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng cách đây rất lâu và đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Gần đây nhất là ngôi đền có kiến trúc gỗ được tu sửa vào thời Nguyễn với quy mô lớn. Năm 1972, đền bị phá huỷ. Đến năm 1998, nhân dân trong làng cùng nhau khôi phục toà đại bái trên nền cũ và hậu cung. Ngôi đền có kiến trúc và quy mô như hiện nay được dựng lại vào năm 2006. Đền có kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Toà đại bái ba gian, xây tường bao, bít đốc, kết cấu mái bằng gỗ theo kiểu quá giang gối tường, bào trơn đóng bén, đơn giản nhưng chắc khoẻ.

30/06/2016
254 lượt xem

Đền Thánh Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được phát triển từ rất sớm trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là một thói quen tốt đẹp mà còn thể hiện ý thức sâu nặng nhớ về cội nguồn, nhớ về tổ tiên, những đấng sinh thành. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có những tác động tích cực đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trải qua các giai đoạn tiến hoá của loài người từ chế độ mẫu hệ thị tộc tới thời kỳ hiện đại ngày nay vai trò quan trọng của người mẹ vẫn luôn được khẳng định, chính vì vậy cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ mẹ thuần Việt đã trở thành Đạo thờ Mẫu thuần Việt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Tại các chùa chiền Việt Nam từ xưa đến nay ngoài chính điện thờ Phật, bao giờ cũng có ban thờ Mẫu và thờ các mẫu trong đạo Mẫu. 

30/06/2016
282 lượt xem

Chùa Sùng Khánh

Kể từ thời kỳ Thăng Long và hậu Cao Bằng, Nhà Mạc đã xác định Vĩnh Phúc sẽ là căn cứ lâu dài. ở đây có nhiều di tích quan trọng: Bốn khu lăng mộ và ít nhất 6 ngôi chùa gắn với dòng họ Mạc. Một trong 6 ngôi chùa đó là chùa Sùng Khánh hay còn gọi là chùa Tiên Lữ ở xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch. Đây là ngôi chùa cổ, hiện còn giữ được nhiều hiện vật sinh động và quý, ghi dấu những sự kiện và nhân vật lịch sử.

30/06/2016
730 lượt xem

Đình Thanh Lộc

Đình Thanh Lộc cách hồ Đại Lải 8km theo đường Hoàng Hoa Thám hướng đi đèo Nhe. Đình Thanh Lộc được xây dựng trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng. Đình quay hướng Tây Nam, xung quanh là vùng đồi núi nên thơ, phong cảnh hữu tình tạo cho không gian di tích vừa thơ mộng lại vừa ấm cúng, thâm nghiêm. 

26/06/2016
642 lượt xem
Trang 73 trong 81Đầu tiên   Trước   68  69  70  71  72  [73]  74  75  76  77  Tiếp   Cuối