Tổng quan về đình làng Vĩnh Phúc

Theo thống kê năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 1.700 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có trên 270 ngôi đình. Hầu như ở làng, xã nào trong tỉnh cũng có đình làng, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Đây là nơi thờ Thành hoàng, có thể là nhân thần hay nhiên thần, nhưng đều có công với quê hương, đất nước, được nhân dân tôn thời trải qua nhiều thế hệ đến ngày nay. 

29/11/2016
1009 lượt xem

Về Hoàng Chung tìm nét xưa nhà Việt

  Là một trong 7 thôn của xã Đồng Ích – một xã phía Nam huyện Lập Thạch, nằm bên bờ phải dòng sông Phó Đáy, làng Hoàng Chung có lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Thủa đó làng có tên là Trung Sơn, dân cư sống tập chung ở phía đồi Chùa, đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá, lại xa trung tâm, giao thông không thuận tiện. Đầu thế kỷ XV, Lưỡng quốc tiến sĩ Triệu Thái trong một lần về thăm quê hương, thấy dân làng định cư ở vị trí không thuận tiện, làm ăn khó khăn, ông đã đề nghị nhân dân chuyển đến ở trung tâm của làng, để ổn định cuộc sống. Từ đó tên làng là Trung Sơn được đổi thàng Hoàng Chung, có nghĩa là chuông vàng, với hàm ý là luật nước được bàn định từ người Hoàng Chung. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử đến nay, ở Hoàng Chung hiện nay vẫn còn lưu giữ được gần 40 ngôi nhà có giá trị về khoa học và đời sống thực tiễn.

28/11/2016
194 lượt xem

Du lịch tâm linh – Đền Thác Con.

Đền Thác con nằm trong khu vực di chỉ khảo cổ học thời đồ đá tại Đồi thông, thuộc tổ 8, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang. Xưa trước đền, trên dòng sông Lô có thác ghềnh, nước chảy ngày đêm trắng xóa, tạo nên khung cảnh “ Sơn thủy hữu tình”, các vị tiên nữ đêm đêm thường xuống tắm dưới chân thác nên đền còn có tên gọi là đền Chúa Thác.

26/11/2016
1044 lượt xem

Trang phục của đồng bào Cao Lan

Trang phục của người Cao Lan được chia ra làm hai loại khác nhau đó là trang phục ngày thường và trang phục ngày hội. Trang phục trong đám cưới của đồng bào Cao Lan cũng không khác ngày thường là mấy.

26/11/2016
725 lượt xem

Sắc thái Vĩnh Yên qua tục ngữ ca dao

Tục ngữ, ca dao, dân ca là loại hình văn học phong phú, đa dạng phản ánh muôn mặt của đời thường, của hiện thực xã hội, từ những công việc hàng ngày đến sản xuất lao động nghề nghiệp, từ đời sống vật chất cụ thể đến đời sống tâm linh và thế giới tình cảm của con người.

25/11/2016
1134 lượt xem

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 50 năm đồng hành cùng đất nước

Trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đnỗ lực làm tròn sứ mệnh bảo tồn và phát huy di sản mỹ thuật của nước nhà.

24/11/2016
189 lượt xem

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền Triền tp.Vĩnh Yên

Mới đây, phường Ngô Quyền (thành phố Vĩnh Yên) long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền Triền (hiệu Ngọc Bảo Linh từ). 

23/11/2016
255 lượt xem

Xây dựng Đà Nẵng thành “điểm đến sự kiện lễ hội”

Được gọi là thành phố “đầu biển - cuối sông” với những ưu đãi tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cùng các giá trị di sản văn hóa lâu đời, Đà Nẵng đã và đang khai thác thế mạnh tiềm năng để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và tạo dựng thương hiệu về một thành phố du lịch biển, điểm đến tổ chức của các sự kiện và lễ hội. Mới đây, Đà Nẵng đã được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards (WTA) trao tặng danh hiệu “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á”.

22/11/2016
190 lượt xem

Đê Làng – nét đẹp vùng quê Vĩnh Phúc

Có lẽ tự lâu rồi, đê làng như một chứng nhân đặc biệt, chứng kiến và gắn bó cùng với những vui, buồn, cả khi no đủ, cùng những lúc tháng ba ngày tám, cả những lúc vụ năm, vụ mười lúc đầy cót, đầy bồ, cũng như lúc đồng trắng nước trong…của quê làng. Buổi được mùa, dân làng xóm ngõ tưng bừng, rộn rã, tiếng kẽo kẹt của những chiếc gánh lúa trẫm vai đang hối hả bước dọc chiền đê về làng. Ngày giáp hạt con đê làng cũng lặng lẽ một niềm xẻ chia, đùm bọc tình làng nghĩa xóm. 

21/11/2016
1389 lượt xem

“Hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc”

Tháp Bình Sơn, công trình kiến trúc Cổ tích không chỉ mang một giá trị tự thân cao cả về lịch sử và nghệ thuật mà còn thể hiện khả năng sáng tạo của dân tộc ta, đồng thời với vẻ đẹp cân đối như sự tổng hòa nhiều mặt của kiến trúc, mỹ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của ông cha. Với màu đỏ của gạch, rực rỡ giữa màu xanh của bầu trời nhiệt đới và cây cỏ để hội thành một trục thông linh mang màu lửa tam muội tràn tới muôn nơi đem lại hạnh phúc tới muôn nhà…

20/11/2016
922 lượt xem
Trang 63 trong 83Đầu tiên   Trước   58  59  60  61  62  [63]  64  65  66  67  Tiếp   Cuối